Tổng hợp các huyệt mắt: Vị trí, công dụng và cách tác động

Tổng hợp các huyệt mắt: Vị trí, công dụng và cách tác động

Trong y học cổ truyền, việc tác động đúng cách vào các huyệt mắt không chỉ giúp cải thiện thị lực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Vậy, vùng mắt có bao nhiêu huyệt đạo quan trọng? Mỗi huyệt đạo có công dụng gì và cách tác động như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các huyệt đạo quanh mắt, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên này.

1. Huyệt Toàn Trúc

Huyệt Toàn Trúc hay còn được gọi là huyệt Toán Trúc, Quang Dạ, Quang Minh, Đầu My, Tại Viên, Trụ Nguyên. Tên gọi "Toản Trúc" xuất phát từ hình ảnh vị trí huyệt giống như "trúc mọc thẳng" ở đầu lông mày, đồng thời mang ý nghĩa liên quan đến sự sáng tỏ của mắt.

Vị trí: Huyệt nằm ở đầu trong của lông mày, ngay phía trên huyệt Tinh Minh, trong hõm nhỏ của xương lông mày, gần sát sống mũi. Để xác định huyệt, chúng ta chỉ cần ấn nhẹ đầu lông mày, điểm lõm nhỏ, hơi căng tức chính là vị trí huyệt.

Công dụng: Huyệt Toản Trúc thuộc kinh Bàng Quang, có tác dụng mạnh mẽ đến vùng đầu, mắt và mũi. Công dụng chủ yếu gồm:

  • Cái thiện sức khỏe mắt: Giảm mỏi mắt, đau nhức mắt do làm việc hoặc căng thẳng. Hỗ trợ điều trị co giật mí mắt, sụp mí. Đồng thời giảm mờ mắt, cải thiện thị lực.
  • Giảm đau đầu: Đặc biệt hiệu quả với các cơn đau vùng trán, nửa đầu liên quan đến mắt.
  • Hỗ trợ hô hấp: Giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang.
  • Thư giãn thần kinh: Giảm căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái hơn.

Cách tác động:

  • Xác định vị trí huyệt ở đầu lông mày.
  • Dùng 2 ngón cái đồng thời day 2 bên huyệt theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút, lặp lại từ 1-2 lần mỗi ngày.
  • Nên thực hiện sau khi làm việc với máy tính, điện thoại hay khi cảm thấy đau nhức, căng thẳng.

Vị trí huyệt mắt Toản Trúc

Vị trí huyệt mắt Toản Trúc

2. Huyệt Tình Minh

Huyệt Tình Minh hay còn được biết với các tên Lệ Không, Mục Nội Tý, Tình Minh hay Kệ Khổng. Huyệt xuất phát từ Giáp Ất Kinh, thuộc kinh Bàng Quang. Tên gọi “Tình Minh” được sử dụng để chỉ ý nghĩa liên quan đến sự sáng rõ của mắt, thể hiện vai trò của huyệt trong việc cải thiện thị lực và sức khỏe vùng mắt.

Vị trí: Tình Minh là huyệt ở mắt, nằm ở góc trong của mắt, ngay sát gốc mũi, trong hốc nhỏ giữa mí mắt trên và sống mũi, phía dưới huyệt Toản Trúc. Để xác định huyệt, chúng ta chỉ cần ấn nhẹ vào góc trong của mắt, điểm lõm nhỏ, hơi căng tức chính là vị trí huyệt.

Công dụng: Huyệt Tình Minh có tác dụng chính là thanh hỏa, tiết nhiệt, sơ phong, minh mục, chủ trì trong phòng và điều trị các bệnh lý:

  • Bệnh lý về mắt: Giảm mờ mắt, cải thiện thị lực. Hỗ trợ điều trị chảy nước mắt, đau mắt đỏ, ngứa mắt do phong nhiệt. Giảm mỏi mắt, khô mắt do làm việc căng thẳng, tiếp xúc lâu với ánh sáng máy tính, điện thoại.
  • Chữa bệnh lý liệt thần kinh: Hỗ trợ giảm co giật mí mắt, liệt dây thần kinh mặt liên quan đến vùng mắt. Điều hòa khí huyết, giảm đau nhức quanh mắt do tổn thương thần kinh.

Cách tác động:

  • Xác định vị trí chính xác của huyệt.
  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa ấn nhẹ vào huyệt Tình Minh, giữ trong khoảng 3-5 giây, sau đó thả ra. Lặp lại từ 5-10 lần.
  • Kết hợp xoa nhẹ nhàng vùng quanh mắt để kích thích lưu thông máu, sau đó nghỉ ngơi.

Huyệt Tình Minh - Một trong các huyệt đạo ở mắt tốt nhất

Huyệt Tình Minh - Một trong các huyệt đạo ở mắt tốt nhất

3. Huyệt Ngư Yêu

Huyệt Ngư Yêu hay huyệt Mi Yêu là kỳ huyệt có nguồn gốc từ Ngọc Long Kinh. Do không nằm trên đường kinh chính nên đây được coi là một trong những huyệt mắt đặc biệt. 

Theo ghi chép trong sách “Châm cứu học” xuất bản bởi Viện Đông Y Việt Nam, Tên gọi “Ngư Yêu” xuất phát từ hình ảnh lông mày giống như con cá, còn “Yêu” nghĩa là eo, ám chỉ huyệt nằm ở giữa “eo” của lông mày. Đồng thời, nó mang ý nghĩa liên quan khả năng cải thiện sức khỏe mắt và vùng mặt.

Vị trí: Huyệt nằm ngay chính giữa lông mày, là điểm giao nhau của đường dọc từ đồng tử mắt và đường ngang chia đôi lông mày. Để xác định huyệt, chúng ta chỉ cần nhìn thẳng, dùng ngón trỏ hoặc ngón cái dóng từ đồng tử lên lông mày, điểm giao với giữa lông mày chính là vị trí huyệt.

Công dụng: Huyệt Ngư Yêu có tác dụng thanh nhiệt, sơ phong, minh mục, điều hòa khí huyết vùng đầu mặt, chủ trì trong phòng và điều trị các bệnh lý:

  • Bệnh lý về mắt: Giảm cận thị, mờ mắt, cải thiện thị lực; hỗ trợ điều trị đau mắt đỏ, mắt có màng, mộng thịt, viêm kết mạc,...
  • Trị chứng liệt thần kinh: Hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh mặt, co giật mí mắt; giảm đau thần kinh hốc trên mắt, cải thiện cử động vùng mắt.

Cách tác động:

  • Xác định vị trí huyệt bằng cách nhìn thẳng lên trên, tại điểm giao với lông mày chính là vị trí huyệt.
  • Dùng 2 ngón trỏ hoặc ngón cái đồng thời day 2 huyệt 2 bên mắt theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút, lặp lại từ 1-2 lần mỗi ngày.

Vị trí huyệt mắt Ngư Yêu

Vị trí huyệt mắt Ngư Yêu

4. Huyệt Ty Trúc

Ty Trúc tiếp tục là một trong các huyệt ở mắt điển hình mang lại tác dụng điều trị và hỗ trợ cải thiện nhiều bệnh lý. Huyệt xuất xứ từ Giáp Ất Kinh còn được gọi là Ty Trúc Không, Mục Ngoại, thuộc kinh Tam Tiêu. Tên gọi “Ty Trúc” xuất phát từ vị trí huyệt nằm ở phần cuối lông mày, nơi giống như “trúc mảnh” kết thúc.

Vị trí: Huyệt nằm ở cuối lông mày, trong hõm nhỏ phía ngoài đuôi lông mày, gần vùng thái dương, ngay trên xương hốc mắt. Để xác định huyệt, chúng ta chỉ cần ấn nhẹ vào điểm cuối của lông mày, chỗ lõm nhỏ gần thái dương, hơi căng tức chính là vị trí huyệt.

Công dụng: Huyệt Ty Trúc Không thuộc kinh Tam Tiêu, có tác dụng sơ phong, thanh nhiệt, minh mục, điều hòa khí huyết vùng đầu mặt, chủ trì trong phòng và điều trị các bệnh lý:

  • Bệnh liên quan đến mắt: Giảm mỏi mắt, nhức mắt; hỗ trợ điều trị co giật mắt, sụp mí, đau mắt đỏ; cải thiện thị lực, giảm mờ mắt nhẹ.
  • Điều hòa khí huyết: Huyệt giúp điều hòa khí huyết, giảm áp lực lên não, thông điều khí cơ Tam Tiêu; cải thiện giấc ngủ, khắc phục tình trạng ngáy ngủ.

Cách tác động:

  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa đặt lên huyệt và day tròn kết hợp ấn nhẹ trong 1-2 phút.
  • Kết hợp massage hốc mắt và bấm huyệt Đồng Tử Liêu, Dương bạch để gia tăng công dụng của huyệt.

Mỏi mắt bấm huyệt nào - Huyệt Ty Trúc

Mỏi mắt bấm huyệt nào - Huyệt Ty Trúc

5. Huyệt Đồng Tử

Huyệt Đồng Tử hay còn gọi là Đồng Tử Liêu, Hậu Khúc, Ngư Vỹ, Thạch Khúc. Huyệt thuộc kinh Đởm và nhận 2 mạch phụ từ kinh chính Thủ Thái Dương và Thủ Thiếu Dương. Huyệt nằm ngay sát mắt nên được áp dụng để bấm huyệt chữa mỏi mắt rất hiệu quả.

Vị trí: Huyệt Đồng Tử Liêu nằm phía ngoài khóe mắt, cách khóe mắt khoảng 0,5 - 1 cm. Huyệt nằm trong hõm nhỏ trên xương hốc mắt, gần với vùng thái dương.

Công dụng: Có chút giống với huyệt mắt Ty Trúc, Đồng Tử huyệt chủ trì phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng mắt và đầu. Cụ thể:

  • Giảm đau mắt đỏ, ngứa mắt, tăng nhãn áp, viêm kết mạc, mờ mắt, giảm mỏi mắt.
  • Hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh mặt, co giật vùng khóe mắt; Giảm đau thần kinh quanh hốc mắt và thái dương.
  • Đặc biệt, khi kết hợp với các huyệt vị khác trên cơ thể, huyệt Đồng Tử còn có thể hỗ trợ giảm đau răng, giảm các cơn đau nhức từ nặng đến nhẹ.

Cách tác động:

  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa đặt lên huyệt Đồng Tử Liêu.
  • Ấn nhẹ nhàng rồi day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút.
  • Lặp lại 2-3 lần, kết hợp hít thở sâu để thư giãn mắt.

Vị trí huyệt Đồng Tử hay Đồng Tử Liêu

Vị trí huyệt Đồng Tử hay Đồng Tử Liêu

6. Huyệt Thừa Khấp

Huyệt Thừa Khấp còn được gọi với các tên khác như Diêu Liêu, Khê Huyệt hay Hề Huyệt. Huyệt xuất phát từ Giáp Ất Kinh và là huyệt đầu tiên của kinh Vị, có giao với huyệt Mạch Nhâm và huyệt Mạch Dương Kiều. Tên gọi “Thừa Khấp” xuất phát từ ý nghĩa “chứa đựng nước mắt”, ám chỉ vị trí huyệt nằm dưới mắt, nơi nước mắt thường chảy xuống.

Vị trí: Huyệt nằm ngay dưới đồng tử khi nhìn hướng xuống dưới, trên bờ dưới của hốc mắt và trong hõm nhỏ của xương hốc mắt.

Công dụng: Theo ghi chép trong y học cổ truyền, huyệt này có tác dụng thanh nhiệt, minh mục, điều hòa khí huyết và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến mắt và thần kinh mặt. Điển hình:

  • Bệnh lý về mắt: Giúp cải thiện thị lực, hỗ trợ điều trị mờ mắt, nhức mỏi mắt, viêm kết mạc, đau mắt đỏ.
  • Trị các bệnh về thần kinh quanh mắt: Hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh mặt, co giật mí mắt, đau nhức quanh hốc mắt do tổn thương thần kinh, giảm đau đầu vùng trán, cải thiện tuần hoàn máu quanh mắt.

Cách tác động: 

  • Xác định vị trí của huyệt theo đúng mô tả.
  • Nhấn nhẹ kết hợp day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút.
  • Thực hiện 2-3 lần/ngày để giúp mắt sáng khỏe, giảm nhức mỏi.

Vị trí huyệt Thừa Khấp trên vùng mắt

Vị trí huyệt Thừa Khấp trên vùng mắt

7. Huyệt Dương Bạch

Dương Bạch Huyệt là huyệt thứ 14 của kinh Đởm, hội với đường kinh Dương Duy Mạch và kinh Dương Minh. Trong đó, “Dương” chỉ phần bên ngoài, phía trên của cơ thể. và “Bạch” ám chỉ sự sáng tỏ, thể hiện khả năng cải thiện thị lực, điều hòa khí huyết vùng mặt của huyệt.

Vị trí: Dương Bạch nằm trên trán, ngay phía trên đồng tử khi nhìn thẳng, cách lông mày khoảng 1 thốn, tương đương khoảng 2-3 cm. Huyệt nằm trong vùng lõm nhẹ của trán, dễ dàng xác định bằng cách sờ nhẹ lên vùng trán theo đường thẳng từ đồng tử lên trên.

Công dụng: Huyệt Dương Bạch chủ về các bệnh lý liên quan đến mắt, khí huyết. Do đó, nó đem lại khả năng hỗ trợ và điều trị các bệnh lý như:

  • Giảm cận thị, quáng gà, loạn thị, suy giảm thị lực, sụp mí, viêm hay đau thần kinh vùng mắt,...
  • Điều trị chứng liệt mặt ngoại biên, liệt hay đau dây thần kinh sọ số V.
  • Hỗ trợ các chứng bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ…

Cách tác động:

  • Dùng hai ngón tay đặt lên hai huyệt Dương Bạch hai bên trán.
  • Day ấn nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, theo hướng lên trên.
  • Thực hiện 3-5 phút để giúp mắt thư giãn và giảm căng thẳng.

Vị trí huyệt mắt Dương Bạch

Vị trí huyệt mắt Dương Bạch

8. Huyệt Thái Dương

Huyệt Thái Dương, còn gọi là Thái Dương Kinh, Mạch Thái Dương, thuộc nhóm kỳ huyệt. Huyệt này được xem là “mặt trời” của đầu, vì nằm tại vị trí quan trọng trong việc điều hòa khí huyết và giảm đau vùng đầu mặt.

Vị trí: Huyệt nằm ở vùng thái dương, trong hõm nhỏ cách đuôi lông mày và khóe ngoài mắt khoảng 2-3 cm (khoảng 1 thốn, tương đương 1 đốt ngón tay), giữa đường nối từ đuôi lông mày đến chân tóc.
Công dụng: Huyệt Thái Dương có tác dụng thanh nhiệt, sơ phong, minh mục, điều hòa khí huyết vùng đầu mặt, chủ trì trong phòng và điều trị các bệnh lý:

  • Giảm đau đầu, đau nửa đầu, đặc biệt hiệu quả với đau đầu do căng thẳng, mệt mỏi.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh về mắt như: Giảm mỏi mắt, đau nhức mắt, hỗ trợ cải thiện thị lực.
  • Giảm căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái, cải thiện giấc ngủ.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác như: Đau dây thần kinh tam thoa, cảm cúm, nghẹt mũi.

Cách tác động:

  • Đặt hai ngón trỏ hoặc 2 ngón giữa lên hai bên huyệt Thái Dương.
  • Day ấn kết hợp xoay tròn nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút.
  • Đổi chiều và thực hiện tiếp 1-2 phút để giúp khí huyết lưu thông tốt hơn.

Vị trí huyệt Thái Dương

Vị trí huyệt Thái Dương

9. Huyệt Cầu Hậu

Huyệt Cầu Hậu thuộc nhóm huyệt ngoài kinh hoặc biến thể liên quan đến mắt. Tên gọi “Cầu Hậu” xuất phát từ vị trí phía sau (hậu) vùng mắt, gần xương hốc mắt.

Vị trí: Huyệt nằm ở bờ dưới phía ngoài tròng mắt, trên đường thẳng dọc chia mắt thành 3 phần trong và 1 phần ngoài, trong hõm nhỏ gần xương hốc mắt. Để xác định huyệt, thực hiện nhìn thẳng, chia mắt thành 4 phần theo chiều dọc, ấn nhẹ vào bờ dưới phía ngoài mắt, điểm lõm nhỏ, hơi căng tức chính là vị trí huyệt.

Công dụng: Với vị trí đặc biệt, huyệt Cầu Hậu chủ trị các bệnh liên quan đến mắt như cận thị, thần kinh thị giác viêm, mắt lác, đục thủy tinh thể, mờ mắt,...

Các tác động:

  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa đặt lên huyệt Cầu Hậu.
  • Ấn nhẹ vào huyệt theo hướng hơi chếch lên trên nhưng thật nhẹ nhàng để không tạo áp lực lên nhãn cầu.
  • Day huyệt trong 1-2 phút sau đó dừng lại.

Lưu ý khi bấm huyệt vùng mắt:

  • Mắt là khu vực nhạy cảm, cách bấm huyệt sai cách, quá mạnh có thể khiến chảy máu vùng mắt, gây đau tức mắt. Do đó, khi thực hiện hãy bắt đầu với lực nhẹ sau đó tăng dần và liên tục theo dõi cảm nhận của cơ thể. Dừng ngay khi cảm thấy đau tức dữ dội.
  • Chỉ nên thực hiện khi đã xác định chính xác vị trí huyệt vị, nếu không tự tin, hãy liên hệ bác sĩ Đông y, người có kinh nghiệm để được hướng dẫn.
  • Chỉ day huyệt từ 1-2 lần mỗi ngày, 1-3 phút mỗi lần, tránh lạm dụng sẽ khiến tổn thương mắt.
  • Kết hợp bấm huyệt với thay đổi thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc hợp lý để mắt khỏe đẹp từ bên trong.

Vị trí huyệt Cần Hậu

Vị trí huyệt Cần Hậu

>> Tìm hiểu ngay: Vị trí các huyệt trên đầu, mặt, cổ và tác dụng

Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn, hãy tham khảo sản phẩm ghế massage toàn thân của chúng tôi. Sản phẩm giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu một cách hiệu quả và tiện lợi.

Trên đây là 9 huyệt mắt Fuji đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Hãy kết hợp từ 2-3 huyệt vùng mắt và thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy được tác dụng tối đa của bấm huyệt nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...