Tìm hiểu vị trí các huyệt vùng vai gáy quan trọng

Tìm hiểu vị trí các huyệt vùng vai gáy quan trọng

Vùng vai gáy là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc và dây thần kinh. Khi tác động đúng cách, các huyệt này giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến cột sống. Vậy, các huyệt vùng vai gáy là các huyệt nào, vị trí và tác dụng cụ thể của chúng ra sao?

1. Huyệt A Thị

A Thị Huyệt trên thực tế không phải là điểm huyệt cố định trên cơ thể người như các huyệt đạo trong kinh lạc như Phong Trì, Kiên Ngung... Thay vào đó, nó là khái niệm để chỉ những điểm đau tự nhiên xuất hiện trên cơ thể khi có bệnh lý hoặc tổn thương. Tại vùng huyệt ở bả vai, A Thị chính là điểm đau nhất, thường liên quan đến các vấn đề như căng cơ, đau mỏi vai gáy hoặc tổn thương do tư thế xấu.

Bấm huyệt sau gáy A Thị có thể giúp cơn đau giảm nhẹ rõ rệt

Bấm huyệt sau gáy A Thị có thể giúp cơn đau giảm nhẹ rõ rệt

Tên gọi khác: Thiên Ứng Huyệt, Áp Thống Điểm, Bất Định Huyệt.

Vị trí chính xác: Như đã nói, huyệt A Thị không có vị trí cố định. Tùy vào từng người, huyệt có thể ở vùng cơ, dây chằng hay gần dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Cách xác định: Dùng tay ấn nhẹ dọc khu vực vai gáy. Khi ấn, nơi nào gây cảm giác đau nhói, khó chịu rõ rệt hơn các vùng xung quanh thì đó chính là A Thị huyệt.

Tác dụng của huyệt: Dù có vị trí bất định, thế nhưng huyệt sau gáy A Thị lại được các thầy thuốc Đông y sử dụng nhiều nhất. Cụ thể:

  • Chẩn đoán: Điểm đau này giúp thầy thuốc xác định chính xác vùng bị tổn thương để điều trị hiệu quả hơn.
  • Giảm đau cục bộ: Khi được xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu, A Thị Huyệt giúp giải phóng căng thẳng ở cơ, giảm đau tại chỗ.
  • Cải thiện tuần hoàn: Kích thích huyệt này thúc đẩy lưu thông khí huyết, đặc biệt hữu ích trong trường hợp vai gáy bị cứng do thiếu máu cục bộ.
  • Hỗ trợ điều trị tổn thương: Tác động vào A Thị Huyệt có thể làm dịu dây thần kinh bị kích ứng, giảm co cứng cơ do tư thế xấu hoặc chấn thương nhẹ.

2. Huyệt Thiên Trụ

Thiện Trụ là huyệt đạo thứ 10 của kinh Bàng Quang. Huyệt thiên về “Khí Phủ Luân” và có hình dạng tương tự như 2 cây cột. Trong Đông y, đây là huyệt vị mạnh, được sử dụng chủ yếu giúp giảm cơn đau vùng cổ vai gáy, cải thiện suy nhược thần kinh, viêm amidan,...

Thiên Trụ là một trong các huyệt cổ vai gáy được sử dụng nhiều nhất

Thiên Trụ là một trong các huyệt cổ vai gáy được sử dụng nhiều nhất

Vị trí chính xác: Thiên Trụ được định vị là huyệt nằm ở vùng gáy, tại bờ trong của cơ thang trên, cách đường chính giữa sau gáy 1,3 thốn, chỗ lõm dưới xương chẩm, ngay phía dưới đường chân tóc.

Cách xác định: Đặt ngón tay ở giữa gáy, di chuyển sang 2 bên khoảng 1-2 đốt ngón tay. Điểm lõm ở 2 bên cơ gáy chính là điểm huyệt, khi ấn mạnh và day nhẹ có cảm giác hơi nhói, tức.

Tác dụng của huyệt: Huyệt Thiên Trụ có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết và thần kinh vùng đầu, cổ, vai gáy. Cụ thể:

  • Giảm đau đầu, đau gáy: Đặc biệt hiệu quả với đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu, hoặc đau gáy do ngồi lâu.
  • Cải thiện tuần hoàn: Kích thích huyệt giúp đả thông kinh lạc, tăng lưu thông máu lên não.
  • Giảm căng cơ vai gáy: Hỗ trợ điều trị cứng cổ, mỏi vai do tư thế xấu hoặc lạnh.
  • Hỗ trợ thị lực và thính giác: Vì thuộc kinh Bàng Quang nên liên quan đến mắt và tai, huyệt này có thể cải thiện các vấn đề như mờ mắt, ù tai.
  • An thần: Giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mất ngủ khi kết hợp với các huyệt khác như Bách Hội.

3. Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì là huyệt vị thứ 20 trong nhóm Kinh Đởm, hội với mạch Dương Duy. Huyệt được xem là nơi phong tà xâm nhập gây ra bệnh cảm mạo phong nhiệt và phong hàn. Tương tự như các huyệt vùng cổ vai gáy, Phong Trì cũng góp mặt trong vô số bài bấm huyệt, châm cứu của y học cổ truyền.

Vị trí huyệt vùng vai gáy Phong Trì

Vị trí huyệt vùng vai gáy Phong Trì

Vị trí chính xác: Phong Trì là huyệt cổ vai gáy có vị trí chính xác tại chỗ lõm giữa bờ ngoài của cơ thang trên và cơ ức đòn chũn, ngay dưới xương chẩm. Huyệt nằm phía ngoài huyệt Thiên Trụ, cách đường chính giữa sau gáy khoảng 3-4cm.

Cách xác định: Đặt ngón tay ở chân tóc sau gáy, di chuyển ra hai bên, chỗ lõm ngay dưới mép xương chẩm và giữa hai cơ lớn là huyệt Phong Trì.

Tác dụng của huyệt: Trong Đông y, huyệt ở vai Phong Trì có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, xua tan phong tà (gió độc) và giảm đau vùng đầu cổ. Cụ thể:

  • Trị đau đầu: Hiệu quả với đau đầu do cảm lạnh, đau nửa đầu, hoặc đau do căng thẳng.
  • Giảm đau vai gáy: Hỗ trợ điều trị cứng cổ, mỏi vai gáy do phong hàn hoặc tư thế xấu.
  • Xua tan phong tà: Giúp giảm các triệu chứng do gió lạnh xâm nhập như cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Cải thiện thị lực và thính giác: Hỗ trợ điều trị mờ mắt, ù tai, chóng mặt do Kinh Đởm liên quan đến vùng đầu.
  • An thần: Giảm căng thẳng, mất ngủ, cải thiện tinh thần khi kết hợp với các huyệt khác như Thái Dương hoặc Bách Hội.

4. Huyệt Kiên Tỉnh

Kiên Tỉnh có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh và là huyệt đạo thứ 21 trong kinh Đởm, huyệt hội cùng Dương Duy Mạch, kinh Chính Vị và Tam Tiêu.

Kiên Tỉnh là một trong các các huyệt trên vai quan trọng trong Đông y

Kiên Tỉnh là một trong các các huyệt trên vai quan trọng trong Đông y

Vị trí chính xác: Huyệt Kiên Tỉnh nằm tại điểm cao nhất của cơ thang trên, là điểm giữa của đường nối từ huyệt Đại Chùy đến mỏm cùng vai. Vị trí này thường là điểm nhô cao nhất trên vai khi chúng ta nhún vai lên.

Cách xác định: Để xác định huyệt Kiên Tỉnh, người bệnh cần hơi cúi đầu. Tìm đốt sống cổ thứ 7 (C7), là đốt sống nhô cao nhất ở sau gáy khi cúi đầu. Từ đốt sống này, kẻ một đường thẳng đến mỏm cùng vai. Huyệt Kiên Tỉnh nằm ở điểm giữa của đường thẳng này. Ngoài ra, có thể xác định huyệt bằng cách kẻ một đường ngang qua đầu ngực, giao điểm của đường này với đường nối đốt sống cổ 7 và mỏm cùng vai cũng là vị trí huyệt Kiên Tỉnh.

Tác dụng của huyệt: Trong các nghiên cứu y học cổ truyền từ xa xưa đã chỉ rõ ràng, huyệt Kiên Tỉnh có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Giảm đau vai gáy: Hiệu quả trong việc trị đau mỏi vai, cứng cổ, đặc biệt do căng cơ hoặc tư thế xấu.
  • Thông kinh lạc: Giúp khai thông khí huyết ở vùng vai và cánh tay, giảm tê bì hoặc co cứng.
  • Hỗ trợ hô hấp: Có thể cải thiện các vấn đề như khó thở, tức ngực khi kết hợp với huyệt khác.
  • Giảm đau đầu: Do Kinh Đởm liên quan đến vùng đầu, huyệt này hỗ trợ trị đau đầu do căng thẳng hoặc phong hàn.
  • Thư giãn cơ thể: Giảm căng thẳng, mệt mỏi toàn thân, đặc biệt ở người làm việc văn phòng hoặc lao động nặng.
  • Thông tắc tia sữa: Đặc biệt hữu ích cho phụ nữ sau sinh, huyệt Kiên Tỉnh giúp kích thích lưu thông khí huyết vùng ngực và vai, hỗ trợ thông tắc tia sữa khi bị tắc nghẽn.

5. Huyệt Kiên Trung Du

Khi nhắc đến cứng cổ, đau vai gáy hay một số bệnh lý hô hấp thì Kiên Trung Du chính là huyệt vị sẽ được các bác sĩ Đông y khuyên sử dụng. Huyệt có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 15 của kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường.

Kiên Trung Du là một trong các các huyệt vùng cổ vai gáy điển hinh

Kiên Trung Du là một trong các các huyệt vùng cổ vai gáy điển hình

Vị trí chính xác: Huyệt Kiên Trung Du nằm ở ngang đốt sống cổ thứ 7, đo ngang ra hai bên khoảng 2 thốn, thuộc vùng lưng trên.

Cách xác định: Để xác định huyệt Kiên Trung Du, hãy cúi đầu nhẹ để tìm đốt sống cổ 7 (C7), là đốt sống nhô cao nhất ở sau gáy. Từ đốt sống này, đo ngang ra hai bên khoảng 2 thốn (tương đương 4-5cm), và vị trí đó chính là huyệt Kiên Trung Du.

Tác dụng của huyệt: Huyệt vai gáy Kiên Du có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, hỗ trợ vận động vùng vai và liên quan đến hệ hô hấp qua kinh Đại Trường. Cụ thể:

  • Trị đau cổ - vai - gáy: Hiệu quả trong việc trị đau mỏi vai, cứng khớp vai, hoặc tê bì cánh tay do phong thấp hoặc chấn thương.
  • Thông kinh lạc: Khai thông khí huyết ở Kinh Đại Trường, hỗ trợ vận động tay linh hoạt hơn.
  • Trị viêm quanh khớp vai: Hỗ trợ giảm viêm, co cứng cơ ở vùng vai (thường gặp ở người lớn tuổi hoặc vận động viên).
  • Hỗ trợ tuần hoàn: Tăng lưu thông máu đến vùng vai và cánh tay.
  • Hỗ trợ điều trị suyễn và viêm phế quản: Do Kinh Đại Trường có mối liên hệ với phổi. Bởi vậy, khi kích thích huyệt Kiên Du sẽ giúp điều hòa khí phế quản, giảm khó thở, ho do suyễn hoặc viêm khí quản.

6. Huyệt Đại Chùy

Huyệt Đại Chùy là một huyệt đạo quan trọng trong y học cổ truyền, nằm ở vị trí đặc biệt, ngay dưới mỏm gai đốt sống cổ thứ 7, là huyệt thứ 14 của kinh mạch Đốc. Huyệt vị là nơi giao hội của kinh mạch Đốc với sáu đường kinh dương khác, tạo nên một vị trí then chốt trong hệ thống kinh lạc. Nhờ vị trí này, huyệt Đại Chùy có tác dụng lớn đối với sức khỏe, đặc biệt trong việc giảm đau vùng cổ vai gáy, đau mỏi cơ thể và các chứng bệnh do nhiễm lạnh.

Huyệt Đại Chùy - huyệt vai cổ gáy nằm ở vị trí đặc biệt

Huyệt Đại Chùy - huyệt vai cổ gáy nằm ở vị trí đặc biệt

Vị trí chính xác: Huyệt Đại Chùy nằm ở giữa đường nối ngang qua hai vai, ngay dưới đốt sống cổ thứ 7 (C7). Cụ thể, nó nằm ở chỗ lõm dưới gai đốt sống cổ C7, trên đường giữa của cơ thể.

Cách xác định: Xác định vị trí huyệt sau gáy Đại Chùy bằng cách ngồi thẳng lưng hoặc cúi đầu nhẹ để lộ rõ các đốt sống cổ. Huyệt sẽ nằm ngay dưới gai đốt sống nhô rõ nhất khi cúi đầu, trên đường giữa cơ thể và giữa 2 bả vai.

Tác dụng của huyệt: Huyệt Đại Chùy là một trong các huyệt ở cổ vai gáy đặc biệt khi kết nối với vô số huyệt vị khác nhau trên cơ thể. Bởi vậy, khi được kích thích, nó mang những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Cải thiện đau đầu, đau vai gáy, căng cứng cổ
  • Làm giãn cơ vai, cơ tay và vùng lưng giúp giảm đau hiệu quả.
  • Điều trị các chứng mệt mỏi, sốt cao, cảm mạo, ho có đờm, tiết dịch phế quản.
  • Thậm chí, khi kết hợp huyệt Đại Chùy với các huyệt vị khác còn mang lại khả năng điều trị sốt rét, cải thiện ra mồ hôi trộm ở trẻ em, cải thiện cảm phong nhiệt, giảm hen suyễn, trị cảm cúm, viêm phế quản,...

7. Huyệt Phong Môn

Huyệt Phong Môn là huyệt thứ 12 của kinh Bàng Quang, Túc Thái Dương Bàng Quang, xuất phát từ Giáp Ất Kinh. 

Phong Môn - Một trong các huyệt sau gáy nổi bật nhất

Phong Môn - Một trong các huyệt sau gáy nổi bật nhất

Vị trí chính xác: Huyệt nằm dưới mỏm gai của đốt sống lưng thứ 2, đo ngang 1.5 thốn, đồng thời là giao điểm giữa đường ngang quả mỏm gai đốt sống lưng thứ 2 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 1.5 thốn.

Cách xác định: Để xác định và bấm huyệt vai Phong Môn, để người bệnh ngồi thẳng hoặc hơi cúi người về trước để lộ các đốt sống lưng. Xác định đốt sống thứ 2 bằng cách đếm từ đốt sống cổ thứ 7 xuống 2 đốt. Từ đường giữa lưng, đo ngang khoảng 2 ngón tay sang 2 bên. Huyệt sẽ nằm ở vị trí lõm nhẹ dưới cơ lưng.

Tác dụng của huyệt: Chính tên gọi đã phản ánh vai trò của huyệt trong phòng và điều trị các bệnh lý liên quan đến phong tà xâm nhập cơ thể. Không những vậy, huyệt còn mang lại khả năng điều trị nhiều bệnh lý khác. Cụ thể:

  • Xua tan gió lạnh, hỗ trợ điều trị cảm cúm, nhức đầu, sốt nhẹ do thời tiết.
  • Làm dịu các cơn đau mỏi vùng cổ vai gáy, lưng trên, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với huyệt Đại Chùy và huyệt Kiên Ngung.
  • Cải thiện hiệu quả các triệu chứng ho, tức ngực, khó thở, đặc biệt trong trường hợp cảm lạnh hoặc viêm phế quản.
  • Kích thích huyệt còn giúp tăng đề kháng cơ thể, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.

>> Tìm hiểu ngay: Tổng hợp các huyệt đạo trên cơ thể: Vị trí và tác dụng cụ thể

Ngoài ra, để trải nghiệm massage chuyên sâu và thư giãn toàn cơ thể, hãy tham khảo ngay các sản phẩm ghế massage toàn thân của Fuji chúng tôi. Với một loạt các công nghệ tiên tiến, sản phẩm giúp tác động chính xác vào các huyệt đạo, mang lại cảm giác thoải mái và giảm căng thẳng hiệu quả.

Trên đây là tổng hợp các huyệt vùng vai gáy đi kèm vị trí, tác dụng và cách xác định. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...