Đau bụng bấm huyệt nào? Cách bấm huyệt chữa đau bụng

Đau bụng bấm huyệt nào? Cách bấm huyệt chữa đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong y học cổ truyền, đau bụng chủ yếu xuất phát từ khí huyết không thông, hàn khí xâm nhập hoặc rối loạn chức năng tạng phủ. Một trong những phương pháp giúp giảm đau hiệu quả, an toàn và có thể thực hiện ngay tại nhà là bấm huyệt. Vậy đau bụng bấm huyệt nào? Cách bấm huyệt ra sao? Hãy cùng Fuji tìm hiểu ngay!

Đau bụng là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng là một triệu chứng đa dạng, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Việc xác định chính xác nguyên nhân và vị trí đau sẽ giúp chúng ta lựa chọn được huyệt đạo phù hợp và kỹ thuật bấm huyệt chính xác.

  • Đau bụng trên rốn: Có thể do viêm loét dạ dày, tá tràng; trào ngược dạ dày hay viêm tụy cấp. Triệu chứng thường thấy là đau âm ỉ hoặc quặn từng cơn, ợ chua, nóng rát dạ dày.
  • Đau vùng bụng giữa: Người bệnh có thể bị hội chứng ruột kích thích, viêm ruột hay rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng phổ biến gồm đầy hơi, đau quặn từng cơn, có thể kèm tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đau bụng dưới: Xảy ra khi người bệnh bị viêm bàng quang, viêm ruột thừa, đau bụng kinh hay một số bệnh lý phụ khoa ở nữ giới. Cơn đau thường âm ỉ hoặc đau nhói, đau lan xuống lưng, kèm theo tiểu buốt.
  • Đau bụng bên phải: Cơn đau có thể đau nhói liên tục kèm theo sốt hoặc nôn ói. Lúc này, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa, sỏi mật hay viêm gan.
  • Đau bụng bên trái: Cơn đau quặn từng cơn kèm theo tiêu chảy, khó tiêu. Nguyên nhân chính chủ yếu do viêm đại tràng, táo bón kéo dài hoặc sỏi thận.

Đau bụng do nhiều nguyên nhân

Đau bụng do nhiều nguyên nhân

Bấm huyệt giúp giảm đau bụng như thế nào?

Theo y học cổ truyền, bấm huyệt có thể giúp giảm đau bụng bằng cách khai thông các đường kinh mạch và tăng cường lưu thông máu, từ đó làm giảm co thắt và dịu cơn đau quặn. Không chỉ vậy, bấm huyệt còn kích thích hệ thần kinh trung ương, giúp cơ thể giải phóng endorphin - một chất giảm đau tự nhiên, mang lại cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng. Nhờ đó, cơn đau bụng dù do bất kỳ nguyên nhân nào cũng có thể giảm đi đáng kể.

Trong nhiều trường hợp, đau bụng còn do rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. Lúc này, bấm huyệt có thể điều hòa hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, chướng bụng, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động, hỗ trợ đào thải độc tố và cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc kích thích các huyệt đạo có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa. Điều này đặc biệt có lợi cho những người mắc các bệnh như viêm đại tràng, viêm dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ. Đối với những bệnh lý nghiêm trọng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.

Bấm huyệt giúp giảm nhanh cơn đau bụng

Bấm huyệt giúp giảm nhanh cơn đau bụng

Đau bụng bấm huyệt nào? Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau bụng tại nhà

Mặc dù có nhiều bệnh lý gây đau bụng, nhưng bấm huyệt thường mang lại hiệu quả tốt nhất trong các trường hợp đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đau vùng thượng vị. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

1. Bấm huyệt Trung Quản

Huyệt Trung Quản hay còn được biết đến là huyệt Thái Thương, Trung Hoãn, Trung Uyển, Vị Quản. Huyệt nằm ngay trên đường thẳng nối giữa xương ức và rốn, trên rốn khoảng 4 thốn. Với vị trí này, Trung Quản trở thành nơi tập trung khí của Tỳ, có tác dụng kiện tỳ, hòa vị, điều hòa hoạt động tiêu hóa. Khi được kích thích, huyệt làm giảm các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày, đầy hơi, ợ chua.

Cách bấm huyệt trị đau bụng Trung Quản:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm ở vùng bụng, từ trung tâm rốn kéo lên ngực 4 thốn.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc trỏ đặt lên huyệt. Dùng lực ấn kết hợp day huyệt trong khoảng 5-10 giây rồi thả ra, thực hiện lặp lại liên tục trong 3-5 phút.
  • Bước 3: Sau đó, dùng cả lòng bàn tay xoay tròn trên vùng bụng để thư giãn và kích thích lưu thông khí huyết.
  • Bước 4: Thực hiện 1-2 lần mỗi ngày để kích thích hệ tiêu hóa và ngay khi xuất hiện cơn đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Đau bụng bấm huyệt nào? Huyệt Trung Quản

Đau bụng bấm huyệt nào? Huyệt Trung Quản

2. Huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên là một trong 26 huyệt đạo trên kinh Bàng quang. Huyệt nằm ở vùng bụng dưới, dưới rốn 3 tấc và trên xương mu 2 thốn lên phía trên. Trong Đông y, huyệt Quan Nguyên được khẳng định rằng có tác dụng bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết, tăng cường nguyên khí. Với hệ tiêu hóa, huyệt có tác dụng cải thiện vấn đề tiêu chảy, trĩ, kiết lị, rối loạn tiểu tiện. Với nữ giới, đây sẽ là huyệt vị rất tốt với các bệnh lý tắc kinh, đau bụng kinh.

Vị trí huyệt Quan Nguyên

Vị trí huyệt Quan Nguyên

Cách bấm huyệt giảm đau bụng Quan Nguyên

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt như mô tả vị trí.
  • Bước 2: Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái day ấn kết hợp xoay tròn huyệt trong khoảng 2 phút.
  • Bước 3: Day bấm huyệt theo chiều ngược lại trong 2 phút. Thời gian có thể nhiều hơn tùy vào thể trạng mỗi người.

3. Huyệt Trác Môn

Huyệt vị tiếp theo chính là huyệt Trác Môn. Huyệt thuộc kinh Túc Dương Minh vị, nằm ngang rốn, cách rốn khoảng 2 ngón tay đặt ngang sang 2 bên. Nhờ vị trí đặc biệt, Trạc Môn thường được sử dụng để hỗ trợ giảm các vấn đề tiêu hóa phổ biến như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón.

Bấm huyệt Trác Môn để giảm nhanh sự khó chịu vùng bụng

Bấm huyệt Trác Môn để giảm nhanh sự khó chịu vùng bụng

Cách thực hiện bấm huyệt trị đau bụng Trác Môn:

  • Bước 1: Nằm ngửa hoặc ngồi thẳng người ở tư thế thoải mái, thả lỏng cơ thể.
  • Bước 2: sử dụng ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn nhẹ nhàng vào huyệt. Bạn có thể bấm đồng thời cả hai bên để tăng hiệu quả. Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-2 phút mỗi bên, giữ lực ấn vừa phải để tránh gây khó chịu.
  • Bước 3: Thời gian bấm huyệt nên kéo dài từ 3-5 phút mỗi lần, lặp lại 2-3 lần trong ngày, đặc biệt khi cảm thấy đau bụng hoặc chướng bụng. 
  • Bước 4: Sau khi bấm, uống một cốc nước ấm có thể giúp kích thích tiêu hóa và tăng hiệu quả.

4. Huyệt Hạ Ly

Huyệt Hạ Ly là huyệt đạo quan trọng thuộc kinh Túc Dương Minh vị. Huyệt nằm trên mu bàn tay, trên đường giao của đường thẳng dọc giữa khe ngón tay thứ 3 và thứ 4 với đường ngang giữa ngón tay cái và trỏ. Với khả năng điều hòa khí huyết, giảm co thắt và cải thiện chức năng tiêu hóa, Hạ Ly thường được áp dụng để giảm đau bụng dưới, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.

Vị trí huyệt Hạ Ly

Vị trí huyệt Hạ Ly

Cách bấm huyệt chữa đau bụng dưới Hạ Ly:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách tạo 2 đường thẳng từ khe giữa ngón 3 và 4 kéo xuống và đường từ khe giữa ngón cái và ngón trỏ. Điểm trùng nhau giữa 2 đường thẳng chính là vị trí của huyệt.
  • Bước 2: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn nhẹ vào huyệt. Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-2 phút mỗi bên, giữ lực ấn vừa phải để không gây đau thêm.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác trong 3-5 phút. Nếu cảm thấy đau bụng hoặc đầy hơi kéo dài, hãy thực hiện bấm huyệt từ 2-3 lần/ngày.

5. Huyệt Tam Âm Giao

Tam Âm Giao là điểm giao nhau của ba kinh âm (Tỳ, Can, Thận), nằm ở vùng cẳng chân, và được xem là huyệt quan trọng để điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe toàn thân. Huyệt Tam Âm Giao thường được sử dụng để giảm đau bụng, đặc biệt là đau bụng kinh ở phụ nữ, đau do rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, huyệt còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi nếu được kích thích đúng cách.

Đau bụng bấm huyệt nào - Tam Âm Giao

Đau bụng bấm huyệt nào - Tam Âm Giao

Hướng dẫn cách bấm huyệt hết đau bụng Tam Âm Giao:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt trên bằng cách đo từ mắt cá chân lên 4 ngón tay. Huyệt nằm ở điểm gần sát bờ sau xương chày, trong vùng lõm nhẹ của cơ bắp chân.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn mạnh vừa phải vào huyệt, day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên chân. Thực hiện lặp lại trong 3-5 phút.
  • Bước 3: Thực hiện 2-3 lần/ngày nếu đau bụng kéo dài.

Lưu ý khi chữa đau bụng bằng bấm huyệt tại nhà

Sau khi đã tìm hiểu được đau bụng bấm huyệt nào, tiếp theo bạn cần quan tâm đến các lưu ý trong và sau khi bấm huyệt. Dù bấm huyệt khi đau bụng đã được các bác sĩ Đông y khẳng định về mức độ an toàn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần quan tâm đến các nguyên tắc để tránh gặp phải các rủi ro không mong muốn. Cụ thể:

  • Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng: Bấm huyệt sẽ chỉ phù hợp với các cơn đau nhẹ, tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội, kéo dài kèm sốt, nôn ra máu, tiêu chảy không ngừng,... đây có thể là biểu hiện của các bệnh cấp tính. Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt. Hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Dùng lực ấn vừa phải: Khi bấm, hãy dùng lực vừa phải, tránh ấn quá mạnh, đặc biệt ở vùng bụng đang nhạy cảm hoặc căng tức, để không làm tăng cảm giác khó chịu. 
  • Bấm huyệt đúng lúc, đúng thời điểm: Không nên bấm huyệt ngay sau khi ăn no, hãy đợi ít nhất 30 phút để tránh gây áp lực lên dạ dày. Thời gian bấm mỗi huyệt thường từ 1-5 phút, tùy huyệt, và có thể lặp lại 2-3 lần/ngày nếu cần, nhưng không nên lạm dụng quá mức.
  • Phụ nữ mang thai không bấm huyệt: Bấm huyệt vùng bụng có thể kích thích bụng, gây co bóp tử cung ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Luôn theo dõi cơ thể: Hãy theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi bấm huyệt. Nếu triệu chứng giảm dần sau 1-2 ngày, bạn có thể tiếp tục áp dụng. Ngược lại, nếu đau không thuyên giảm, hoặc xuất hiện thêm dấu hiệu bất thường hãy dừng bấm huyệt.

Luôn lắng nghe cơ thể khi bấm huyệt trị đau bụng

Luôn lắng nghe cơ thể khi bấm huyệt trị đau bụng

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

 

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bụng và các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể tham khảo sử dụng ghế massage toàn thân của Fuji, với các chức năng massage chuyên sâu, tác động chính xác vào các huyệt đạo, giúp giảm đau nhức, thư giãn cơ thể và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trên đây là giải đáp chi tiết của Fuji cho thắc mắc đau bụng bấm huyệt nào. Hãy áp dụng bấm từ 1-2 huyệt cùng lúc để đem lại tác dụng giảm đau bụng nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, hãy thăm khám sức khỏe để tìm hiểu chính xác nguyên nhân nếu việc đau bụng còn tiếp diễn.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...