Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung là một trong những huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Với tên gọi “Tử Cung” huyệt thường bị nhầm tưởng là huyệt vị chữa bệnh lý liên quan đến sinh sản. Nhưng trên thực tế, huyệt vị chủ về điều trị các bệnh hen suyễn, đau tức ngực, nôn mửa,... Vậy chính xác huyệt vị này nằm ở đâu, tác dụng ra sao và cách tác động như thế nào? Tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Fuji nhé!

Huyệt Tử cung là gì? Vị trí ở đâu?

Huyệt Tử Cung là huyệt thứ 19 của đường mạch Nhâm, có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh. Trong sách y học cổ truyền có ghi: Huyệt tử cung là “tử cấm cung” hay “nơi ngồi của Thiên Đế”. Huyệt có vị trí ứng với tạng Tâm - nơi Tâm thần cư ngụ.

Xét về vị trí, huyệt Tử Cung nằm tại điểm giao thoa giữa đường dọc xương ức và đi ngang qua giữa 2 khớp sườn ức thứ 4. Xét về giải phẫu, huyệt nằm trên xương ức, phía dưới là cơ ngực lớn, gần phổi và cách tim một khoảng ngắn.

Vị trí huyệt Tử Cung

Vị trí huyệt Tử Cung

Công dụng của huyệt Tử Cung đối với sức khỏe người

Huyệt Tử Cung thường bị nhầm tưởng mang lại công dụng liên quan đến bệnh lý sinh sản. Tuy nhiên, theo các ghi chép của Đông y, huyệt vị này mang lại các tác dụng hoàn toàn khác. Cụ thể:

1. Điều hòa tâm thần

Huyệt Tử Cung nằm trên mạch Nhâm, gần vùng tạng Tâm nên giúp ổn định tâm thần, giảm căng thẳng và lo âu. Ứng dụng phổ biến của huyệt bao gồm:

  • Trị chứng hồi hộp, đánh trống ngực do tâm khí bất ổn.
  • Hỗ trợ điều trị mất ngủ, ngủ không sâu giấc do tâm thần rối loạn.
  • Giảm tình trạng bất an, suy nghĩ quá mức.

Bấm huyệt Tử Cung giúp tinh thần thư thái, đẩy lùi stress

Bấm huyệt Tử Cung giúp tinh thần thư thái, đẩy lùi stress

2. Hỗ trợ chức năng hô hấp

Do vị trí trên xương ức, gần phổi, huyệt Tử Cung giúp khai thông khí đạo, giảm áp lực ở ngực. Ứng dụng cụ thể gồm:

  • Giảm tức ngực, khó thở do khí trệ hoặc Phế khí không thông.
  • Hỗ trợ điều trị ho mãn tính, hen suyễn nhẹ.
  • Cải thiện tình trạng thở ngắn, nông ở người suy nhược.

3. Giảm đau và khai thông khí huyết vùng ngực

Ngoài tác dụng điều hòa tâm và hô hấp, huyệt Tử Cung còn mang lại khả năng hóa ứ, thông khí, giảm đau tức vùng ngực do khí huyết không lưu thông. Các bệnh lý thường được chỉ định tác động đến huyệt gồm:

  • Đau ngực, đau lan lên vai do khí trệ, huyết ứ.
  • Hỗ trợ điều trị đau cơ ngực lớn do căng cơ hoặc chấn thương nhẹ.

Kích thích huyệt giúp giảm đau ngực, đau cơ ngực
Kích thích huyệt giúp giảm đau ngực, đau cơ ngực

4. Cân bằng năng lượng toàn thân

Là một huyệt trên mạch Nhâm - kinh mạch điều hòa âm dương toàn cơ thể, huyệt Tử Cung góp phần cân bằng năng lượng tổng thể. Người bệnh sẽ được:

  • Hỗ trợ người suy nhược, mệt mỏi kéo dài do khí huyết không điều hòa.
  • Tăng cường sinh lực ở vùng ngực trên, gián tiếp hỗ trợ tuần hoàn và hô hấp.

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt Tử Cung

Trong Đông Y, huyệt Tử Cung hiện được ứng dụng chủ yếu trong châm cứu và bấm huyệt. Đây là 2 phương pháp có thể kích thích khả năng phòng và điều trị bệnh của huyệt tốt nhất, an toàn và dễ thực hiện. Cụ thể:

1. Châm cứu

Châm cứu huyệt Tử Cung là sử dụng kim chuyên dụng tác động vào huyệt nhằm đả thông kinh mạch, cải thiện các triệu chứng bệnh. Đây là kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự chính xác và chuyên môn cao. Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự châm cứu cho chính mình hoặc cho người khác nếu không nắm rõ kỹ thuật.

Dùng kim châm cứu lên huyệt Tử Cung

Dùng kim châm cứu lên huyệt Tử Cung

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị kim châm cứu vô trùng. Đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng thoải mái, thả lỏng cơ thể, vùng bụng để lộ.

Bước 2: Thực hiện

  • Sát trùng vùng da quanh huyệt Tử Cung bằng cồn.
  • Xác định chính xác vị trí huyệt nằm trên ngực như đã chia sẻ.
  • Đưa kim vào huyệt theo góc nghiêng 45-90 độ (tùy tình trạng bệnh), độ sâu khoảng 0,5-1 thốn (1-2 cm).
  • Thao tác kim như vặn, nâng, đâm nhẹ nhàng để tạo cảm giác “đắc khí”. Người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác tê tức hoặc hơi nóng lan tỏa quanh huyệt.
  • Lưu kim từ 10-15 phút, có thể kết hợp hơ ngải cứu để tăng hiệu quả kích thích huyệt.
  • Rút kim từ từ, dùng bông sát trùng ép nhẹ lên huyệt để tránh chảy máu.

Bước 3: Để người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ trong khoảng 5 phút, đồng thời theo dõi phản ứng của cơ thể

Lưu ý:

  • Không tự ý thực hiện, chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ Đông y, chuyên gia châm cứu có kinh nghiệm.
  • Không châm cứu khi đang mang thai, có khối u hay các bệnh lý nghiêm trọng.

2. Bấm huyệt

So với châm cứu huyệt Tử Cung, bấm huyệt là phương pháp đơn giản hơn. Người bệnh không cần dùng kim và có thể tự thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

Cách bấm huyệt Tử Cung tại nhà

Cách bấm huyệt Tử Cung tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị

  • Rửa tay sạch sẽ, cắt ngắn móng để tránh tổn thương da.
  • Ngồi hoặc nằm ngửa ở tư thế thoải mái, để lộ bụng, đồng thời giữ tâm trạng thư giãn, hít thở đều.

Bước 2: Thực hiện

  • Xác định vị trí huyệt Tử Cung như cách xác định huyệt khi châm cứu.
  • Sử dụng ngón cái hoặc hai ngón trỏ và giữa, ấn nhẹ vào huyệt, xoay tròn huyệt theo chiều kim đồng hồ.
  • Duy trì lực ấn từ nhẹ đến vừa phải trong 1-2 phút và lặp lại 2-3 lần mỗi ngày, đều đặn 5-6 ngày/tuần.

Lưu ý:

  • Không ấn quá mạnh sẽ gây đau hoặc khó chịu.
  • Phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nghiêm trọng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Cẩn trọng khi ấn huyệt cho trẻ nhỏ, vì cơ thể bé còn yếu, xương ức mềm, khi tác động mạnh có thể gây gãy xương, tổn thương mô.
  • Không lạm dụng, nên thăm khác bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán nguyên nhân và biện pháp chữa trị tốt nhất.

>> Tìm hiểu ngay: Bấm huyệt là gì? Tổng hợp các huyệt đạo trên cơ thể

Trên đây là tổng hợp từ A-Z thông tin về huyệt Tử Cung. Hy vọng với những chia sẻ trên của Fuji, bạn đã dễ dàng phân biệt và nhận biết huyệt vị đặc biệt này. hiểu rõ hơn về vị trí, công dụng và cách tác động vào huyệt đạo này để hỗ trợ sức khỏe.

Và để chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn, hãy trải nghiệm ngay chiếc ghế massage toàn thân Fuji - giải pháp thư giãn tối ưu, giúp bạn xua tan mệt mỏi và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...