Danh mục tin tức
Tổng hợp các huyệt vùng bụng: Vị trí và tác dụng chi tiết
Theo y học cổ truyền, vùng bụng không chỉ là trung tâm của hệ tiêu hóa mà còn là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng. Việc tác động vào các huyệt vùng bụng có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh, đồng thời cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường cảm giác. Cùng Fuji tìm hiểu chi tiết các huyệt vùng bụng, cách bấm huyệt và những lưu ý khi bấm qua bài viết dưới đây.
Vùng bụng được ví như “hệ sinh thái huyệt” khi chứa đến hơn 20 huyệt vị khác nhau. Mỗi huyệt vị sẽ có công dụng và cách tác động tương ứng. Cùng theo dõi để có cái nhìn tổng quan nhé!
Huyệt Thiên Xu là huyệt vị thứ 25 của kinh Vị, đồng thời là huyệt Mộ của Đại Trường và có liên hệ với Mạch Xung. Huyệt nằm ở vùng bụng, cách rốn 2 thốn sang hai bên. Theo y học cổ truyền, huyệt đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết vùng bụng, hỗ trợ hoạt động của đại tràng và cải thiện chức năng tiêu hóa. Khi tác động vào huyệt Thiên Xu, cơ thể có thể giải phóng tình trạng ứ trệ khí, giúp thông kinh lạc, giảm đầy hơi, chướng bụng, táo bón và tiêu chảy.
Ngoài ra, huyệt bụng Thiên Xu còn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý đường ruột như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa. Không chỉ có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, huyệt còn có thể giúp giảm nhanh tình trạng đau bụng kinh, đau bụng do khí trệ và cải thiện lưu thông khí huyết vùng bụng dưới.
Vị trí chính xác của huyệt vùng bụng Thiên Xu
Huyệt Khí Hải là một trong 4 huyệt đạo ở bụng dưới. Huyệt nằm trên đường trung tuyến trước của cơ thể, cách rốn khoảng 1,5 thốn về phía dưới. Đây là một huyệt quan trọng thuộc mạch Nhâm, được xem là “biển khí” - nơi hội tụ và điều phối nguồn năng lượng sống của con người.
Trong Đông y, huyệt Khí Hải bắt nguồn từ linh khu 19, là huyệt 6 của Nhâm Mạch. Huyệt có tác dụng trực tiếp đến khí huyết, giúp duy trì cân bằng năng lượng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Khi tác động vào huyệt, cơ thể sẽ được bổ sung khí lực, giảm mệt mỏi, tăng cường sức bền và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ngoài ra, huyệt Khí Hải còn có tác dụng ôn ấm cơ thể, giúp làm dịu tình trạng lạnh bụng, suy nhược và tay chân lạnh. Việc tác động thường xuyên vào huyệt này không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh, mà còn mang lại cảm giác thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.
Vị trí huyệt vùng bụng Khí Hải
Huyệt Chương Môn là huyệt vị thứ 13 của kinh Can, nằm ở vùng hạ sườn, phía trước đầu xương sườn thứ 11, thuộc hai bên bụng nên vẫn được coi là một trong các huyệt vùng bụng. Trong Đông y, huyệt được coi là “cửa ngõ” của 5 tạng phủ trong cơ thể. Bởi vậy, khi kích thích huyệt, cơ thể có thể giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đồng thời làm dịu các cơn đau vùng cạnh sườn, hạ sườn do khí trệ hoặc gan yếu.
Ngoài ra, huyệt Chương Môn còn được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý như viêm gan, gan nhiễm mỡ, ăn uống kém và đau tức vùng bụng trên. Việc tác động vào huyệt không chỉ giúp cải thiện sức khỏe nội tạng, mà còn hỗ trợ giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông khí huyết ở vùng bụng và eo.
Vị trí huyệt Chương Môn
Huyệt Kỳ Môn là huyệt vị thứ 14 của kinh Can, nằm ở vùng bụng trên, ngay dưới núm ngực, thuộc khoảng liên sườn 6 hoặc 7, trên đường thẳng từ núm vú xuống. Đây là huyệt quan trọng thuộc kinh mạch của gan, được xem là “cửa kỳ” – nơi điều phối khí huyết giữa ngực và bụng.
Theo Đông y, huyệt Kỳ Môn có tác dụng điều hòa hoạt động của gan, giảm tình trạng khí trệ và hỗ trợ lưu thông khí huyết vùng ngực, bụng trên. Khi tác động vào huyệt, cơ thể có thể giải phóng áp lực, làm dịu các cơn đau tức ngực hoặc bụng do gan khí uất kết, đồng thời cải thiện chức năng tiêu hóa.
Ngoài ra, huyệt Kỳ Môn còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý như viêm gan mạn tính, đau vùng ngực do căng thẳng và các triệu chứng liên quan đến khí huyết không thông.
Vị trí huyệt Kỳ Môn
Huyệt Kinh Môn là huyệt vị thứ 25 của kinh Đởm, nằm ở vùng eo, ngay dưới đầu xương sườn thứ 12, phía hai bên bụng. Trong y học cổ truyền, huyệt có tác dụng điều hòa chức năng túi mật, giảm đau vùng eo, đau liên sườn, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Khi kích thích huyệt còn có thể làm dịu tình trạng đầy hơi, khó tiêu và giảm các cơn đau do rối loạn mật hoặc khí trệ.
Ngoài ra, huyệt Kinh Môn còn được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như sỏi mật, viêm túi mật và đau vùng eo do lạnh hoặc khí huyết không thông. Việc tác động vào huyệt không chỉ cải thiện sức khỏe tiêu hóa mà còn giúp cơ thể thư giãn, tăng cường tuần hoàn vùng bụng dưới.
Vị trí huyệt Kinh Môn
Huyệt Nhật Nguyệt hay còn gọi là Đởm Mạc, Đởm Mộ hoặc Thần Quang. Đây là huyệt vùng bụng, đứng thứ 24 của kinh Đởm, nằm ở giao điểm của đường ngang qua phần trên của ngực, gần xương sườn thứ 7.
Đây là huyệt quan trọng thuộc kinh mạch túi mật. Do đó, huyệt có khả năng điều hòa gan và túi mật, giảm đau vùng ngực và bụng, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Khi tác động vào huyệt, cơ thể có thể làm dịu các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng và giảm tình trạng buồn nôn do rối loạn mật hoặc gan khí không thông.
Vị trí huyệt Nhật Nguyệt
Trung Quản hay còn được gọi là huyệt Trung Hoãn, Thượng Ký, Trung Uyển, Vị Quản. Huyệt nằm dưới xương ức, trên rốn khoảng 4 thốn. Đây là 1 trong nhóm 9 huyệt Hồi Dương Cứu Nghịch và là điểm tập trung khí của tỳ.
Với vai trò kiện tỳ, hòa vị, điều hòa hệ tiêu hóa, huyệt Trung Quản được các bác sĩ Đông y sử dụng để điều trị đau bụng do viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, ợ chua, buồn nôn.
Vị trí huyệt vùng bụng Trung Quản
Huyệt Quan Nguyên trong Đông y được coi là cửa của nguyên khí, nơi hiểm nhất của cơ thể. Đây là huyệt thứ 4 của mạch Nhâm và thuộc nhóm 4 huyệt Hội của khí âm dương. Khi chia khoảng cách từ rốn xuống xương mu thành 5 phần thì huyệt sẽ nằm ở khoảng ⅗ từ rốn xuống và ⅖ từ xương mu lên.
Theo các ghi chép trong sách cổ, Quan Nguyên huyệt có tác dụng bổ thận tráng dương, giảm đau bụng kinh, cải thiện các vấn đề tiêu chảy, trĩ, rối loạn tiểu tiện. Bởi vậy, khi đau bụng do các nguyên nhân này, người bệnh có thể day ấn huyệt từ 3-5 phút để cảm thấy thư giãn hơn.
Vị trí huyệt Quan Nguyên
Thủy Phân là huyệt vùng bụng nổi bật trong y học cổ truyền. Huyệt nằm giữa bụng, trên rốn khoảng 1 thốn. Theo Đông y, huyệt nằm ở mạch Nhâm, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa chất lỏng và khí trong cơ thể, được gọi là "phân thủy".
Nhờ vị trí đặc biệt gần dạ dày và ruột, huyệt Thủy Phân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, giúp cải thiện các cơn đau bụng do sự ứ trệ của khí huyết và chất lỏng trong bụng.
Vị trí huyệt Thủy Phân
Âm Giao là huyệt thứ 7 của mạch Nhâm, nằm ở dưới rốn 1 tấc. Tác dụng của huyệt Âm Giao bao gồm hỗ trợ điều trị đầy bụng, khó tiêu và các vấn đề tiêu hóa như chướng hơi hay đau bụng do khí trệ. Huyệt còn giúp tăng cường chức năng của dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giảm cảm giác căng tức vùng bụng. Ngoài ra, nó còn có lợi trong việc điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh ở phụ nữ và hỗ trợ sức khỏe vùng chậu.
Vị trí huyệt Âm Giao
Huyệt Thần Khuyết là huyệt vị đặc biệt trong Đông y, nằm giữa rốn. Hiểu đơn giản huyệt Thần Khuyết chính là rốn. Nó được xem là “cửa ngõ” của năng lượng bẩm sinh, nơi kết nối khí tiên thiên và hậu thiên.
Tác dụng của huyệt Thần Khuyết rất nổi bật trong việc hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy bụng, chướng hơi và khó tiêu. Huyệt này giúp điều hòa chức năng của dạ dày, lá lách và ruột, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết, giảm tình trạng ứ trệ gây căng tức bụng. Ngoài ra, Thần Khuyết còn có khả năng làm ấm cơ thể, cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ điều trị các chứng lạnh bụng, tiêu chảy hoặc suy nhược do thiếu khí.
Huyệt Thần Khuyết chính là rốn
Huyệt Trung Đình thuộc mạch Nhâm, nằm trên đường giữa cơ thể, ngay chính giữa xương ức. Trong Đông y, huyệt được xem là điểm kết nối giữa phần trên và phần dưới của cơ thể, có vai trò điều hòa khí huyết và hỗ trợ các cơ quan nội tạng, đặc biệt là dạ dày và hệ tiêu hóa. Ngoài ra, Trung Đình còn có khả năng điều hòa nhịp thở, giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông khí ở vùng ngực và bụng.
Vị trí huyệt Trung Đình
Huyệt Tứ Mãn là huyệt đạo thuộc kinh Túc Dương Minh Vị. Huyệt nằm ở vùng bụng dưới, cách rốn 2 thốn về phía dưới và cách đường giữa bụng 0,5 thốn sang ngang. Huyệt được sử dụng chủ yếu trong châm cứu và bấm huyệt để điều trị các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và sinh dục. Đặc biệt, tên gọi “Tứ Mãn” chính là để ám chỉ 4 loại bệnh có thể điều trị khi bấm huyệt bao gồm:
Vị trí huyệt vùng bụng Tứ Mãn
Cự Khuyết là huyệt đạo thứ 14 của mạch Nhâm, thuộc Linh Khu 10, là cửa ngõ để Tâm khí đi vào trái tim. Bởi vậy, đây còn được coi là “Cung điện của trái tim”. Huyệt nằm ở vùng trung gian giữa bụng và ngực. Khi chia xương ức đến rốn thành 8 phần, huyệt sẽ nằm tại phần thứ 2, điểm hơi lõm chính là vị trí của huyệt.
Theo các ghi chép Y học cổ truyền, Cự khuyết mang lại tác dụng phòng và chữa bệnh rất tốt. Khi được kích thích đúng cách, huyệt có thể cải thiện chứng buồn nôn, nôn nhiều, đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Không những vậy, huyệt còn mang lại khả năng phục hồi nhanh chóng cho phụ nữ sau sinh, bà bầu có thai nhi nằm lệch, thai dồn lên quá cao.
Vị trí huyệt Cự Khuyết
Đại Hoành là huyệt thứ 15 của kinh Tỳ với ý nghĩa tên gọi ám chỉ sự rộng lớn, bao la. Huyệt nằm ở vùng bụng dưới, cách đường trung tuyến thẳng từ mũi ức đến xương mu 4 thốn, ngang với rốn.
Xét về công dụng, huyệt Đại Hoành đã được các bác sĩ y khoa khẳng định có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý như đầy bụng, chướng khí, ăn không tiêu, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đau vùng bụng ngang rốn,...
Vị trí huyệt Đại Hoành
Phúc Ai là huyệt vùng bụng thứ 16 của kinh Tỳ, thuộc kinh Đại Trường. Huyệt còn được gọi với các tên khác như Phúc Kết, Trường Quật, Dương Quật, Trường Ai. Huyệt nằm trên rốn, trên huyệt Đại Hoành khoảng 3 tấc, thẳng với 2 đầu vú kéo xuống bụng.
Huyệt Phúc Ai có công năng điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa và vùng bụng, bao gồm: Đau bụng dưới do không tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón, kiết lỵ. Bên cạnh đó, khi thường xuyên bấm huyệt bụng này, người bệnh có thể tăng cường đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vị trí huyệt Phúc Ai
Phúc Kết là huyệt thứ 14 thuộc kinh Tỳ, nằm ở vùng bụng dưới, cách đường giữa bụng 4 thốn, dưới huyệt Đại Hoành khoảng 1,5 thốn. Chính xác, từ rốn đo xuống 1.5 thốn, sau đó đo ngang 4 thốn về phía trên.
Về tác dụng, huyệt Phúc Kiến được ví như “vị cứu tinh” của những ai thường xuyên gặp vấn đề ở vùng bụng. Bởi, huyệt sở hữu khả năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường chức năng gan, mật, giảm căng thẳng và làm dịu thần kinh.
Vị trí huyệt Phúc Kết
Đại Cự là huyệt thứ 27 của kinh Vị. Tên Đại Cự mang ý nghĩa to lớn và khoảng cách xa, ám chỉ vị trí huyệt nằm ở phần rộng lớn của bụng, nơi khí của kinh Vị phân bổ mạnh mẽ. Xét về vị trí chính xác, từ rốn đo xuống 2 thốn, đo sang ngang 2 thốn. Đặc biệt, đây là điểm giao thoa quan trọng giữa kinh Vị và vùng khí huyết hạ tiêu.
Về tác dụng, Huyệt Đại Cự có công năng điều hòa kinh Vị, hỗ trợ tiêu hóa và giải quyết các vấn đề liên quan đến vùng bụng dưới. Cụ thể, huyệt chủ về trị đau bụng dưới, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, rối loạn kinh nguyệt. Đặc biệt, bấm huyệt hoặc châm cứu có thể cải thiện thoát vị hoặc sa tử cung.
Vị trí huyệt Đại Cự
Huyệt Ngoại Lăng là huyệt thứ 26 của kinh Vị và là huyệt vùng bụng nổi bật nằm dưới rốn 1 thốn, đo ngang sang 2 thống. Trong Đông y, huyệt có tác dụng điều hòa kinh Vị, hỗ trợ tiêu hóa, giải quyết được vô số các vấn đề vùng bụng dưới như đau bụng, đau quanh rốn, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón. Không những vậy, huyệt có thể khai thông khí trệ, giảm đau, tăng cường sức khỏe kinh vị.
Vị trí huyệt Ngoại Lăng
Thủy Đạo là huyệt thứ 28 thuộc kinh Vị chủ về “nước”, ám chỉ khả năng điều hòa sự vận chuyển và bài tiết chất lỏng của cơ thể. Huyệt nằm dưới rốn 3 thốn, sang ngang 2 thống về 2 bên. Huyệt có mối quan hệ mật tiết đến hệ tiết niệm và tiêu hóa. Do đó, khi kích thích huyệt mang lại tác dụng lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt, bổ thận, tráng dương, cố tinh, an thần, giảm đau.
Vị trí huyệt Thủy Đạo
Các huyệt đạo trên bụng có vị trí khác nhau, tác dụng khác nhau thế nhưng cách bấm huyệt có thể dùng chung. Kỹ thuật bấm huyệt cơ bản vẫn có thể áp dụng một cách thống nhất, điều quan trọng là việc xác định chính xác vị trí huyệt và cách dùng lực đủ khi thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn bấm huyệt vùng bụng đúng cách bạn có thể tham khảo.
Hướng dẫn kỹ thuật bấm huyệt chung cho các huyệt vùng bụng
Bước 1: Chuẩn bị kỹ trước khi bấm huyệt
Bước 2: Xác định chính xác vị trí huyệt cần tác động
Dùng ngón cái hoặc ngón giữa ấn nhẹ lên vùng bụng để cảm nhận điểm nhạy - thường là nơi hơi lõm hoặc có cảm giác tê nhẹ khi ấn trúng. Nếu chưa quen, bạn có thể tham khảo sơ đồ huyệt hoặc nhờ người có kinh nghiệm hướng dẫn.
Bước 3: Thực hiện bấm huyệt
Bước 4: Kết thúc
Luôn lắng nghe cơ thể và tuân thủ các nguyên tắc bấm huyệt an toàn
Dù bấm các huyệt đạo ở bụng mang lại nhiều lợi ích, thế nhưng, việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây ra những tác hại không đáng có. Do đó, khi bấm huyệt vùng bụng, người bấm huyệt và cả người được bấm đều cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Việc nắm rõ vị trí và tác dụng của các huyệt vùng bụng là vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Hy vọng rằng, những thông tin chi tiết được cung cấp trong bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức y khoa hữu ích.
Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện và khoa học, hãy tham khảo sản phẩm ghế massage toàn thân của Fuji chúng tôi. Sản phẩm được tích hợp công nghệ massage 4D tiên tiến, mô phỏng chân thực các động tác massage chuyên nghiệp, giúp xoa bóp sâu và hiệu quả các huyệt đạo trên cơ thể.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÁC TIN KHÁC