Đầu, mặt và cổ là nơi có mật độ huyệt đạo dày đặc nhất trên cơ thể. Những điểm huyệt này được xem như là những điểm kết nối trực tiếp với các kinh mạch và các cơ quan nội tạng. Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết vị trí và tác dụng của các huyệt trên đầu mặt cổ, để chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Vị trí các huyệt trên đầu và tác dụng
Dưới đây là những huyệt trên đầu được áp dụng điều trị nhiều nhất trong Đông y:
1. Huyệt Não hộ
- Vị trí: Nằm trên xương chẩm, ngay phía dưới huyệt cường gian khoảng 1,5 thốn.
- Tác dụng: Huyệt đạo này chủ trị những bệnh liên quan đến đau cứng vùng cổ - vai gáy, chóng mặt, đau đầu. Khi bấm huyệt đúng cách sẽ mang đến cảm giác thoải mái, tình trạng váng đầu giảm thiểu. Đối với cận thị thể nhẹ, cũng có thể tác động đến huyệt này để hỗ trợ điều trị.
2. Huyệt Phong trì
- Vị trí: Được biết huyệt Phong trì nằm ở góc lõm phía bờ cơ thang và ở bờ trong ức đòn chũm.
- Tác dụng: Trong Đông y, huyệt trên đầu này được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm kết mạc, đau nửa đầu, thiếu máu não, ù tai và suy giảm thị lực.
3. Huyệt Bách hội
- Vị trí: Bách hội huyệt nằm ở điểm giao giữa các đường động mạch chạy dọc cơ thể và đường nối 2 vành tai.
- Tác dụng: Với người gặp tình trạng hoa mắt chóng mặt, mất ngủ chỉ cần ấn huyệt Bách hội sẽ cải thiện nhanh chóng.
4. Huyệt Suất cốc
- Vị trí: Huyệt đạo này nằm phía trên đỉnh tai 1 đốt ngón tay và lõm sát vào trong chân tóc.
- Tác dụng: Theo y học cổ truyền, bấm huyệt Suất cốc sẽ điều trị được tình trạng đau nửa đầu, chóng mặt.
5. Huyệt Thừa quang
- Vị trí: Nó nằm ở đỉnh đầu ngay cạnh huyệt Bách hội nên dễ nhầm lẫn. Bạn có thể xác định bằng cách đưa 1 ngón tay vào bên trái của Bách hội huyệt. Điểm đối xứng ngay giữa đỉnh đầu, cách 1 ngón tay là huyệt Thừa quang.
- Tác dụng: Khi bấm huyệt Thừa quang sẽ hỗ trợ điều trị chứng đau đầu, chóng mặt và cảm mạo.
6. Huyệt Ngũ xứ
- Vị trí: Huyệt Ngũ xứ nằm bên dưới huyệt Thừa quang khoảng 2 đốt ngón tay.
- Tác dụng: Huyệt nằm trên đầu nhưng khi day ấn sẽ điều trị tốt các căn bệnh liên quan đến lưng và thắt lưng.
>> Tìm hiểu thêm: Cách massage đầu bằng lược giúp lưu thông máu hiệu quả
Vị trí các huyệt trên mặt và tác dụng
Vị trí các huyệt đạo trên mặt ảnh hưởng đến hầu hết cơ quan nội tạng. Vị trí và tác dụng của huyệt mặt như sau:
1. Huyệt Ấn đường
- Vị trí: Điểm giao chính giữa trên sống mũi với hai đầu của lông mày.
- Tác dụng: Khi day, ấn huyệt này sẽ giúp tình trạng đau đầu, cảm cúm thuyên giảm và cải thiện trí nhớ.
2. Huyệt Thái dương
- Vị trí: 2 huyệt Thái dương sẽ nằm đối xứng nhau ở hai bên thái dương nằm cuối chân mày.
- Tác dụng: Khi bấm huyệt này sẽ giảm nhanh tình trạng co giật thái dương, nhức mỏi, mất tập trung. Đồng thời những vấn đề liên quan đến viêm màng tiếp hợp hay đau răng cũng cải thiện.
3. Huyệt Nhân trung
- Vị trí: Nằm ở vị trí chính giữa rãnh lõm nối liền môi trên và mũi.
- Tác dụng: Công dụng chính của huyệt Nhân trung là cấp cứu khi bị ngất, choáng. Khi day, ấn huyệt này sẽ giúp huyết áp tăng cao, tiêu nội nhiệt ở lưng và cột sống. Nhờ đó điều hòa nhiệt âm và dương trong cơ thể.
4. Huyệt Toàn túc
- Vị trí: Toàn túc huyệt nằm ở phần lõm xuống ở đầu lông mày trên đường kinh túc thái dương.
- Tác dụng: Khi gặp các vấn đề về mắt như: đau mắt đỏ, chảy nước mắt, mờ, mắt, liệt dây thần kinh… Huyệt này sẽ khử phong khí làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
5. Huyệt Nghinh hương
- Vị trí: Có hai huyệt nghinh hương nằm đối xứng bên cánh mũi là điểm giao giữa đường ngang cánh mũi với đường dọc mép.
- Tác dụng: bấm huyệt nghinh hương hỗ trợ giảm đau đầu kinh niên hiệu quả. Bên cạnh đó, người có tiền xử bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi… khi ấn huyệt này sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều.
6. Huyệt Địa thương
- Vị trí: Nằm cách khóe miệng 0,4 thốn trên đường ngang qua mép.
- Tác dụng: Trong Đông y, bấm huyệt địa thương sẽ điều trị liệt mặt, méo miệng, điều trị chứng chảy nước dãi khi ngủ, chốc mép…
7. Huyệt Thừa tương
- Vị trí: Là vùng lõm ngay bên dưới môi dưới, chính giữa đường bổ dọc nửa gương mặt.
- Tác dụng: Công dụng chính là trị méo miệng, mặt phù nề, đau răng, lợi sưng và mất tiếng.
Vị trí các huyệt trên cổ và tác dụng
Đa số các huyệt vị nằm ở vùng cổ đều quan trọng, liên quan mật thiết đến hệ thần kinh. Vì vậy, hiểu rõ vị trí và tác dụng của các huyệt sẽ giúp ích nhiều trong điều trị vấn đề về vận động nặng, ngồi sai tư thế,...
1. Huyệt Kiên tỉnh
- Vị trí: Theo y học cổ truyền, huyệt Kiên tỉnh nằm ở bờ vai. Nó là điểm ở đầu phần vai có dạng hình thang, giao giữa đường ngang nối xương giữa bả vai cùng đốt sống cổ thứ 7.
- Tác dụng: Kiên tỉnh huyệt giúp giảm đau vùng chẩm, cải thiện co cứng khớp cổ hoặc vai, cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ bắp…
2. Huyệt Đại chùy
- Vị trí: Huyệt đạo này nằm ngay chỗ lõm phía dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7. Chỉ cần cúi đầu sờ xuống dưới cổ, phần đốt sống cổ to nhất có hõm giữa 2 u xương tròn lồi thì đó là Đại chùy huyệt.
- Tác dụng: Là nơi kết nối của nhiều dây thần kinh và đường kinh lạc giúp cải thiện đau đầu, đau khớp vai gáy, căng cứng cổ. Không chỉ thế, bấm huyệt còn điều trị được chứng sốt cao, mệt mỏi, cảm mạo, ho có đờm.
3. Huyệt Kiên trung
- Vị trí: Huyệt nằm ở dưới đốt sống cổ thứ 7 nối giữa huyệt Kiên tỉnh và Đại chùy.
- Tác dụng: Huyệt nằm ngay trên đường động mạch nối từ bàn tay đi qua vùng vai gáy đến não. Do đó, bấm huyệt Kiên trung sẽ điều trị tốt tình trạng tê, đau nhức tay và vai.
4. Huyệt Thiên trụ
- Vị trí: Huyệt này nằm ở sau gáy ngay dưới hộp sọ và đối xứng qua hõm sau gáy ở dọc hai bên cơ cổ.
- Tác dụng: Huyệt Thiên trụ có khả năng giảm căng cơ, đau cổ - vai - gáy khi bị căng thẳng, áp lực quá mức. Khi bấm huyệt này còn làm giảm nhức mỏi mắt, nghẹt mũi, cảm cúm, đau đầu…
5. Huyệt A thị
- Vị trí: Huyệt đạo này nằm ở vị trí linh hoạt chỉ xác định được thông qua cảm giác đau khi day hoặc ấn.
- Tác dụng: Bấm huyệt A thị sẽ đả thông giúp đường khí giữa các kinh huyệt lưu thông tốt hơn. Nhờ đó, các cơn đau cổ gáy không còn nữa.
Áp dụng những kiến thức về huyệt đạo trên, ghế massage Fuji mang đến trải nghiệm thư giãn tuyệt vời, giảm đau nhức, căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu hiệu quả. Bằng cách tác động chính xác vào các huyệt đạo quan trọng như Bạch hội, Phong trì, Thận du,... kết hợp với nhiệt hồng ngoại, giúp bạn tận hưởng trọn vẹn những giây phút thư giãn.
>>Tham khảo thêm: Bảng giá ghế massage toàn thân mới nhất tại Fuji
Bài viết trên đây đã đi vào tìm hiểu chi tiết vị trí và tác dụng các huyệt trên đầu, mặt cổ. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ, bạn đã có thêm kiến thức về huyệt đầu, mặt, cổ để tự chăm sóc sức khỏe tốt hơn.