Huyệt Chí Dương: Vị trí, công dụng và cách tác động

Huyệt Chí Dương: Vị trí, công dụng và cách tác động

Huyệt Chí Dương thuộc kinh Đốc Mạch, nằm ở vùng lưng và được biết đến với công dụng điều hòa khí huyết, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giảm đau vùng ngực lưng. Vậy huyệt Chí Dương ở đâu, công dụng thực sự ra sao và cách bấm huyệt như nào? Trong bài viết này, Fuji sẽ giải đáp chi tiết đến bạn, cùng theo dõi và làm theo hướng dẫn nhé!

Huyệt Chí Dương là gì? Cách xác định vị trí huyệt

Huyệt Chí Dương (hay Âm Dương) là huyệt thứ 9 của kinh Đốc Mạch, nằm dọc giữa lưng. Tên gọi "Chí Dương" chỉ vị trí tập trung dương khí mạnh mẽ ở vùng ngực lưng, và liên kết với các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phổi, dạ dày. 

Cách xác định huyệt Chí Dương:

  • Bước 1 - Xác định đốt sống lưng thứ 7 (D7): Cúi đầu xuống, bạn sẽ thấy một đốt sống nhô cao nhất ở vùng cổ - đó là đốt sống cổ thứ 7 (C7). Đếm xuống dưới từ đốt sống C7, bạn sẽ tìm thấy đốt sống lưng thứ nhất (D1) ngay bên dưới. Tiếp tục đếm xuống dưới dọc theo cột sống lưng cho đến khi bạn đến đốt sống lưng thứ 7 (D7). Bạn có thể cảm nhận các gai sau của đốt sống khi di chuyển tay dọc theo lưng.
  • Bước 2 - Xác định khe đốt sống: Huyệt Chí Dương nằm ở khe giữa đốt sống lưng thứ 7 (D7) và đốt sống lưng thứ 8 (D8). Bạn sẽ cảm nhận được một chỗ lõm nhẹ giữa hai đốt sống này.
  • Bước 3 - Vị trí chính xác: Huyệt Chí Dương nằm chính giữa khe đốt sống lưng thứ 7 và thứ 8, trên đường giữa của lưng.

Vị trí huyệt Chí Dương

Vị trí huyệt Chí Dương

Công dụng của huyệt Chí Dương đối với sức khỏe

Trong Đông y, huyệt Chí Dương được coi là nơi hội tụ dương khí của cơ thể. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, thông kinh lạc và hỗ trợ chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là tim, phổi và dạ dày. Các công dụng cụ thể như sau:

1. Giảm đau lưng

Huyệt Chí Dương nằm trên kinh Đốc Mạch, một kinh mạch quan trọng chạy dọc cột sống. Bấm huyệt này giúp kích thích khí huyết lưu thông tốt hơn trong khu vực lưng, đặc biệt là các cơ và mô mềm xung quanh cột sống. Khi tuần hoàn máu được cải thiện, các tế bào nhận được nhiều oxy và dưỡng chất hơn, đồng thời các chất thải gây viêm và đau nhức cũng được đào thải hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, huyệt Chí Dương còn nằm gần các dây thần kinh cột sống, khi bấm huyệt, có thể tác động lên các dây thần kinh này, giúp điều chỉnh các tín hiệu đau truyền về não bộ, từ đó làm giảm cảm nhận đau.

2. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan và mật

Theo Y học Cổ truyền, kinh Đốc Mạch có liên hệ với các tạng phủ trong cơ thể. Mặc dù không trực tiếp đi qua gan và mật, nhưng sự tắc nghẽn khí huyết dọc kinh Đốc Mạch có thể ảnh hưởng đến chức năng của các tạng phủ này. Vì vậy, khi bấm huyệt Chí Dương giúp kích thích lưu thông khí huyết trong khu vực lưng, giúp cải thiện chức năng chung của các cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan và mật.

3. Hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp

Với tên gọi khác là huyệt "Phế Để" (nền của phổi), huyệt Chí Dương nằm ở vị trí tương ứng với vùng ngực lưng, nơi phổi cư trú. Khi bấm huyệt sẽ có tác động trực tiếp đến chức năng của phổi, giúp tăng cường khả năng hô hấp, làm dịu các triệu chứng như ho, khó thở, tức ngực.

Bên cạnh đó, theo Y học Cổ truyền, huyệt Chí Dương có tính ấm, tác động vào huyệt có thể giúp trừ hàn, tán tà, giải phóng sự tắc nghẽn ở phổi và đường hô hấp.

4. Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa

Huyệt Chí Dương có khả năng điều hòa chức năng của tỳ vị, giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và chuyển hóa thức ăn. Khi chức năng tỳ vị được cải thiện, các triệu chứng như chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng có thể giảm bớt. 

5. Tác động đến hệ tim mạch

Vùng lưng có nhiều dây thần kinh tự chủ chi phối hoạt động của tim. Bấm huyệt Chí Dương có thể tác động lên các dây thần kinh này, giúp điều hòa nhịp tim và giảm các triệu chứng như hồi hộp, lo âu, tức ngực. Ngoài ra, theo Y học Cổ truyền, huyệt Chí Dương là nơi hội tụ của dương khí. Việc tác động vào huyệt này có thể giúp cân bằng âm dương trong cơ thể, điều này có vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng tim mạch khỏe mạnh.

6. Các công dụng khi phối hợp với các huyệt đạo khác

  • Huyệt Chí Dương với Bách Lao, Công Tôn, Trung Quản, Túc Tam Lý, Tỳ Du, Vị Du: Để trị hoàng đản (sưng tay chân, mồ hôi vàng).
  • Huyệt Chí Dương với Công Tôn, Đởm Du, Thần Môn, Tiểu Trường Du, Ủy Trung, Uyển Cốt: Để trị tửu đản (da vàng, mắt vàng, mặt đỏ, tiểu không thông).
  • Huyệt Chí Dương với Cao Hoang, Hợp Cốc, Liệt Khuyết, Linh Đài, Phế Du, Thiên Đột, Túc Tam Lý: Để trị ho hàn.
  • Huyệt Chí Dương với Nội Quan, Tâm Du: Để trị nhịp tim không đều.
  • Huyệt Chí Dương với Đởm Du: Để trị giun chui ống mật.
  • Huyệt Tâm Du với Đởm Du, Tam Âm Giao, Trung Quản, Tỳ Du, Túc Tam Lý: Để trị sa tử cung.
  • Huyệt Chí Dương với Can Du, Dương Lăng Tuyền, Túc Tam Lý, Tỳ Du: Để trị viêm gan do truyền nhiễm.
  • Huyệt Chí Dương với Đại Chùy, Hậu Khê: Để trị sốt rét.

Huyệt Chí Dương giúp thúc đẩy năng lượng của cơ thể

Huyệt Chí Dương giúp thúc đẩy năng lượng của cơ thể

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt Chí Dương đúng kỹ thuật

Trong Đông y, huyệt Chí Dương này được xem là “cửa ngõ” của dương khí, nơi hội tụ năng lượng giúp cơ thể duy trì sự cân bằng âm dương. Chính vì vậy, huyệt Chí Dương thường được sử dụng trong các liệu pháp châm cứu, bấm huyệt để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Cụ thể.

1. Châm cứu huyệt Chí Dương

Châm cứu huyệt Chí Dương là kỹ thuật truyền thống được Đông y tin dùng nhờ khả năng tác động sâu vào kinh mạch. Khi áp dụng, các kim châm sẽ kích thích lên huyệt, giúp điều hòa dương khí và giải quyết các vấn đề sức khỏe từ gốc rễ. Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện bởi chuyên gia, không nên tự ý thực hiện tại nhà.

Hướng dẫn cách châm cứu huyệt Chí Dương:

  • Bước 1: Đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng thoải mái. Dùng ngón tay xác định vị trí huyệt như hướng dẫn chi tiết tại phần đầu bài viết.
  • Bước 2: Cầm kim bằng tay phải, tay trái giữ nhẹ vùng da quanh huyệt để cố định. Đưa kim vào vuông góc với da, độ sâu từ 0,5-1 thốn. Xoay nhẹ kim nếu cần để tăng cảm giác tê hoặc ấm tại huyệt.
  • Bước 3: Giữ kim trong huyệt từ 15-20 phút, quan sát phản ứng của người bệnh. Nếu người bệnh thấy đau nhói hoặc khó chịu, điều chỉnh độ sâu hoặc rút kim ngay.
  • Bước 4: Rút kim nhẹ nhàng, dùng bông sạch ấn nhẹ lên huyệt để tránh chảy máu. Lau sạch vùng da bằng cồn y tế và để người bệnh nghỉ ngơi 5-10 phút.

Châm cứu huyệt Chí Dương được thực hiện bởi chuyên gia

Châm cứu huyệt Chí Dương được thực hiện bởi chuyên gia

2. Bấm huyệt Chí Dương

Bấm huyệt Chí Dương là dùng tay day, miết, ấn vào huyệt để kích thích. Cách này dễ làm hơn châm cứu, dù tác động sâu có thể không bằng. Người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà sau khi biết rõ cách bấm.

Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Chí Dương như hướng dẫn chi tiết tại phần đầu bài viết.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ lên huyệt. Tăng dần lực trong 5-10 giây cho đến khi cảm thấy đau tức nhẹ nhưng dễ chịu. Giữ lực đều và day nhẹ theo vòng tròn trong 1-2 phút.
  • Bước 3: Hít sâu khi ấn huyệt, thở ra chậm khi thả lỏng để tăng lưu thông khí huyết. Lặp lại động tác bấm và day 3-5 lần, mỗi lần cách nhau vài giây để cơ thể thư giãn.
  • Bước 4: Sau khi bấm xong, xoa nhẹ vùng huyệt bằng lòng bàn tay trong 30 giây để giảm căng tức. Ngồi yên hoặc nằm nghỉ 5 phút để cơ thể ổn định năng lượng.

Thực hiện bấm huyệt Âm Dương với lực vừa phải sau đó tăng dần

Thực hiện bấm huyệt Âm Dương với lực vừa phải sau đó tăng dần

Lưu ý khi tác động vào huyệt Chí Dương tại nhà

Tác động vào huyệt Chí Dương tại nhà là cách chăm sóc sức khỏe đơn giản nhưng cần cẩn thận. Dù bạn chọn châm cứu hay bấm huyệt, việc thực hiện không đúng cách có thể gây ra rủi ro không mong muốn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tự tác động vào huyệt:

  • Không tự ý châm cứu nếu thiếu chuyên môn. Bởi, châm cứu đòi hỏi kỹ thuật chính xác và dụng cụ vô trùng, không nên tự thực hiện tại nhà nếu bạn chưa được đào tạo.
  • Kiểm tra tình trạng vùng lưng trước khi tác động. Tránh bấm huyệt hoặc châm cứu nếu vùng lưng có vết thương hở, sưng viêm hay phát ban.
  • Hạn chế lực tác động quá mạnh, chỉ nên dùng lực vừa phải để cảm thấy đau tức nhẹ.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể, nếu cảm thấy chóng mặt, đau nhức dữ dội hoặc khó chịu sau khi tác động, hãy dừng ngay và nghỉ ngơi.
  • Chỉ nên bấm huyệt 1-2 lần/ngày, mỗi lần không quá 10 phút, châm cứu 1-7 ngày liên tục sau đó nghỉ ngơi để tránh gây mệt mỏi hoặc quá tải cho cơ thể.

Bên cạnh đó, để chủ động chăm sóc sức khỏe toàn diện, bạn có thể tham khảo ngay dòng sản phẩm ghế massage toàn thân cao cấp của chúng tôi. Với công nghệ tiên tiến, ghế massage mang đến trải nghiệm thư giãn sâu, hỗ trợ giảm căng thẳng và phục hồi sức khỏe hiệu quả.

>> Tìm hiểu ngay: Tổng hợp các huyệt đạo trên cơ thể: Vị trí và tác dụng cụ thể

Với những thông tin tổng quan về huyệt Chí Dương được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe. Tiếp tục theo dõi Fuji mỗi ngày để có thêm nhiều thông tin hay và hữu ích hơn nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...