Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau dạ dày tại nhà

Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau dạ dày tại nhà

Đau dạ dày và trào ngược dạ dày là những vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây ra các cơn đau khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh có thể kết hợp bấm huyệt để hỗ trợ điều trị. Trong bài viết này, Fuji sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản giúp cải thiện hệ tiêu hóa ngay tại nhà.

Đau dạ dày: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Đau dạ dày, hay còn gọi là đau bao tử, xảy ra khi lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày bị tổn thương hoặc chức năng tiêu hóa bị rối loạn. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài, gây ra những cơn đau khó chịu và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo y học hiện đại, tình trạng đau dạ dày, trào ngược dạ dày do một số nguyên nhân phổ biến gây ra. Điển hình là nhiễm vi khuẩn HP, chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, stress kéo dài, sử dụng thuốc tây thường xuyên, cùng thói quen sinh hoạt không lành mạnh. 

Còn theo như Đông y, bệnh có liên quan đến tỳ vị hư yếu, can khí uất kết và hàn nhiệt bất điều khiến khí huyết không lưu thông, gây đau và trào ngược dạ dày. Dù xảy ra do nguyên nhân nào, biểu hiện chung của đau dạ dày rất dễ nhận biết. Người bệnh sẽ có các triệu chứng như:

  • Đau vùng thượng vị: Cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng trên rốn.
  • Trào ngược axit: Ợ chua, nóng rát cổ họng, đặc biệt sau khi ăn.
  • Buồn nôn, đầy hơi: Dạ dày khó tiêu, gây cảm giác nặng nề.
  • Mất ngủ: Đau dạ dày kéo dài có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Chán ăn: Cảm giác không muốn ăn do đau hoặc khó chịu.

Đau dạ dày với các cơn đau âm ỉ khi dữ dội tại vùng thượng vị

Đau dạ dày với các cơn đau âm ỉ khi dữ dội tại vùng thượng vị

Bấm huyệt tác động giúp giảm đau dạ dày, trào ngược dạ dày như nào?

Bấm huyệt chữa đau dạ dày và bấm huyệt chữa trào ngược dạ dày là phương pháp dựa trên nguyên lý điều hòa khí huyết và chức năng tạng phủ trong Đông y. Khi tác động đúng vào các huyệt dạ dày, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau giảm nhanh, tình trạng trào ngược cũng ít gặp hơn.

Trên thực tế, chữa đau dạ dày bằng bấm huyệt dựa trên cơ chế sau:

  • Điều hòa Tỳ Vị: Trong Đông y, dạ dày thuộc kinh Vị, liên kết chặt chẽ với Tỳ. Khi Tỳ Vị yếu, khí trệ và huyết ứ sẽ gây đau hoặc trào ngược. Bấm huyệt trị đau dạ dày sẽ kích thích các kinh mạch liên quan, giúp khơi thông khí huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Giảm đau tự nhiên: Bấm huyệt dạ dày sẽ kích thích cơ thể giải phóng endorphin, chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.
  • Giảm trào ngược axit: Khi bấm huyệt trào ngược dạ dày, nhu động ruột và thực quản sẽ hoạt động tốt hơn, ngăn axit trào ngược lên trên.
  • Thư giãn tinh thần: Stress là yếu tố làm nặng thêm đau dạ dày. Một số huyệt đạo khi tác động sẽ có tác dụng an thần, giảm căng thẳng. Từ đó, hỗ trợ dạ dày hoạt động ổn định hơn.
  • Tăng cường lưu thông khí huyết: Khi khí huyết lưu thông tốt, niêm mạc dạ dày được nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương nhanh hơn, giảm tình trạng viêm và đau.

Bấm huyệt có thể làm giảm nhanh cơn đau dạ dày

Bấm huyệt có thể làm giảm nhanh cơn đau dạ dày

Đau dạ dày bấm huyệt nào? Hướng dẫn chi tiết cách bấm huyệt chữa đau dạ dày

Đau dạ dày bấm huyệt nào? Trào ngược dạ dày bấm huyệt nào? Dưới đây là 6 huyệt vị đang được các thầy thuốc Đông y sử dụng nhiều nhất để điều trị các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa nhất là đau dạ dày và trào ngược. Cùng tham khảo và làm theo hướng dẫn nhé!

1. Huyệt Trung Quản

Huyệt Trung Quản hay còn gọi là huyệt Thái Thương, Trung Oản, Trung Uyển, Thượng Ký. Đây là huyệt hội của mạch Nhâm, với các kinh Tiểu Trường, Tam Tiêu và Vị. Bởi vậy, huyệt có kết nối mật thiết với kinh Vị và chủ điều trị các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Cách bấm huyệt trị đau dạ dày Trung Quản:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm trên trên đường thẳng nối giữa xương ức và rốn. Từ rốn đo lên khoảng 4 thốn về phía ngực. Để xác định, người bệnh chỉ cần dùng tay đo từ rốn lên trên, ấn nhẹ để tìm điểm hơi lõm giữa bụng.
  • Bước 2: Nằm thoải mái trên mặt phẳng, thả lỏng cơ thể. Bạn cũng có thể đứng hoặc ngồi thẳng lưng sao cho dễ chịu nhất có thể.
  • Bước 3: Dùng ngón cái hoặc giữa đặt lên vị trí huyệt, ấn nhẹ rồi tăng lực dần kết hợp day ấn và xoay tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút.
  • Bước 4: Thả tay, dùng cả lòng bàn tay xoa tròn quanh bụng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 phút và nghỉ ngơi.

Đau dạ dày ấn huyệt nào? - Huyệt Trung Quản

Đau dạ dày ấn huyệt nào? - Huyệt Trung Quản

2. Huyệt Túc Tam Lý

Huyệt Túc Tam Lý, thuộc kinh Vị, được mệnh danh là “huyệt trường thọ” trong Đông y, nhờ khả năng hỗ trợ nhiều bệnh lý khác nhau. Đặc biệt, huyệt này nổi bật với tác dụng giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày cấp tính và cải thiện sức khỏe tiêu hóa tổng thể.

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Túc Tam Lý:

  • Bước 1: Ngồi thoải mái, bàn chân đặt trên sàn, đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông 90 độ. Dùng tay ấn nhẹ để tìm chỗ lõm phía ngoài của khớp gối, ngay dưới xương bánh chè. Từ chỗ lõm đó, đo xuống cẳng chân khoảng 3 thốn (khoảng 4 ngón tay của bạn chụm lại). Vị trí cuối cùng của ngón tay út chính là huyệt Túc Tam Lý.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn nhẹ vào huyệt, bắt đầu với lực vừa phải, sau đó tăng dần đến mức cảm thấy căng tức nhưng không đau.
  • Bước 3: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên chân, giữ nhịp độ chậm và đều để kích thích huyệt hiệu quả.
  • Bước 4: Sau khi bấm xong, dùng lòng bàn tay xoa nhẹ vùng huyệt từ dưới lên trên trong 10-15 giây để lưu thông khí huyết, sau đó nghỉ ngơi vài phút.

Vị trí huyệt Túc Tam Lý

Vị trí huyệt Túc Tam Lý

3. Huyệt Thái Xung

Huyệt Thái Xung, thuộc kinh Can, nổi tiếng với khả năng sơ Can giải uất, đặc biệt hữu ích cho những trường hợp đau dạ dày hoặc trào ngược do căng thẳng, stress kéo dài. Khi được kích hoạt, huyệt này giúp làm dịu nhanh cơn đau do Can khí uất kết, điều hòa Can khí, từ đó giảm áp lực lên thực quản, giảm ợ chua và nóng rát cổ họng. Nói một cách đơn giản, huyệt Thái Xung hoạt động như một van xả áp lực cho hệ tiêu hóa khi cơ thể bị căng thẳng, giúp cân bằng năng lượng và làm dịu các vấn đề liên quan đến dạ dày và trào ngược axit.

Cách bấm huyệt chữa bệnh trào ngược dạ dày Thái Xung:

  • Bước 1: Ngồi thoải mái hoặc nằm ngửa, đặt chân lên ghế để dễ thao tác.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn nhẹ vào huyệt Thái Xung, bắt đầu với lực nhỏ, sau đó tăng dần đến mức cảm thấy căng tức.
  • Bước 3: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên chân, giữ nhịp độ chậm để thư giãn cơ thể.

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Thái Xung

Cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Thái Xung

4. Huyệt Thiên Xu

Huyệt Thiên Xu thuộc kinh Vị, là huyệt đạo quan trọng trong việc điều hòa nhu động dạ dày và ruột, rất hiệu quả cho đau dạ dày và trào ngược nhẹ. Nằm cách rốn 2 thốn sang hai bên trái và phải, trên đường ngang qua rốn. Khi tác động, huyệt làm dịu nhanh cơn đau quanh rốn, hỗ trợ nhu động ruột và dạ dày, giảm trào ngược nhẹ.

Cách bấm huyệt trị trào ngược dạ dày Thiên Xu:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt ở 2 bên rốn, cách rốn khoảng 2 thốn.
  • Bước 2: Dùng hai ngón tay (trỏ và giữa) ấn nhẹ vào huyệt mỗi bên, lực vừa phải để cảm thấy căng tức.
  • Bước 3: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên.
  • Bước 4: Xoa nhẹ vùng bụng quanh huyệt trong 10-15 giây và dừng lại nghỉ ngơi.

Áp dụng cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Thiên Xu để điều trị bệnh

Áp dụng cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Thiên Xu để điều trị bệnh

5. Huyệt Cự Khuyết

Huyệt Cự Khuyết thuộc mạch Nhâm, nằm gần vùng thượng vị, là huyệt quan trọng trong điều trị đau dạ dày và trào ngược nhờ khả năng điều hòa Vị khí và an thần. Huyệt nằm trên đường giữa bụng, cách xương ức 2 thốn xuống dưới, hoặc cách rốn 6 thốn lên trên. 

Khi được kích thích, huyệt sẽ làm dịu nóng rát, đau tức vùng rốn do viêm hoặc trào ngược. Huyệt cũng giúp điều hòa nhu động ruột, giảm lo âu - một trong những yếu tố làm nặng thêm tình trạng đau dạ dày.

Cách thực hiện bấm huyệt trị đau dạ dày Cự Khuyết:

  • Bước 1: Ngồi hoặc nằm ngửa, thả lỏng cơ bụng để dễ tiếp cận huyệt. Đo từ rốn lên trên đến xương ức, huyệt nằm ở vị trí 6/8 từ rốn lên hoặc 2/8 từ xương ức xuống.
  • Bước 2: Tiếp tục dùng ngón giữa ấn nhẹ vào huyệt, lực vừa phải để cảm thấy căng tức, không đau.
  • Bước 3: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút, giữ nhịp độ chậm và đều.
  • Bước 4: Xoa nhẹ vùng huyệt trong 10-15 giây, sau đó nghỉ ngơi vài phút, hít thở sâu.

Vị trí huyệt Cự Khuyết

Vị trí huyệt Cự Khuyết

6. Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan là huyệt thứ 6 của kinh Tâm Đào, nằm ở vùng cánh tay, giao với Âm Duy Mạch. Trong Đông y, huyệt được ví như “chìa khóa vàng” nhờ khả năng điều trị đa dạng các vấn đề sức khỏe. Với vấn đề tiêu hóa, nhất là đau dạ dày và trào ngược dạ dày, huyệt giúp giảm buồn nôn, đầy hơi, cải thiện chức năng tiêu hóa. Không những vậy, huyệt giúp tinh thần được thư giãn, giảm stress, từ đó giảm bớt nguyên nhân đau dạ dày.

Cách bấm huyệt chữa bệnh đau dạ dày Nội Quan:

  • Bước 1: Ngồi thoải mái, đưa tay ra phía trước, lòng bàn tay hướng lên trên, tay còn lại xác định vị trí huyệt. Huyệt Nội Quan nằm cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn, tức là khoảng 3 ngón tay chụm lại, đặt ngang trên cổ tay, sao cho ngón áp út nằm sát đường chỉ cổ tay, lúc này vị trí huyệt nội quan nằm ở dưới ngón trỏ, giữa 2 gân cơ gan tay.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn nhẹ vào huyệt Nội Quan, lực vừa đủ để cảm thấy căng tức, không đau.
  • Bước 3: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên tay, giữ nhịp độ đều và chậm.
  • Bước 4: Xoa nhẹ vùng huyệt trong 10-15 giây, sau đó thư giãn tay và hít thở sâu vài phút.

Vị trí huyệt Nội Quan

Vị trí huyệt Nội Quan

Lưu ý khi bấm huyệt giảm đau dạ dày tại nhà

Bấm huyệt trị đau dạ dày tại nhà là những thao tác đơn giản, không phức tạp, tác động tự nhiên, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, người bệnh cần quan tâm đến những điều sau:

  • Bấm huyệt chỉ hiệu quả khi bạn tác động đúng vào các huyệt vị. Nếu xác định sai, không những không giảm đau mà còn có thể gây khó chịu.
  • Luôn điều chỉnh lực ấn sao cho phù hợp với cơ thể. Bởi, vùng bụng và các huyệt nhạy cảm dễ bị tổn thương nếu ấn quá mạnh, trong khi ấn quá nhẹ sẽ không đủ kích thích khí huyết.
  • Thời điểm thích hợp để bấm huyệt chữa đau dạ dày là sau ăn khoảng 1-2 giờ, tránh bấm khi bụng quá no hoặc quá đói.
  • Bấm huyệt là phương pháp trị liệu tự nhiên nên cần kiên trì và thực hiện đều đặn để có được tác dụng như mong muốn.
  • Bấm huyệt chỉ phát huy tối đa khi cơ thể được hỗ trợ từ bên trong. Nếu tiếp tục duy trì thói quen xấu, đau dạ dày và trào ngược có thể tái phát.
  • Phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nặng, vùng huyệt bị tổn thương hay người có bệnh mãn tính nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Những điều cần biết khi bấm huyệt chữa đau dạ dày tại nhà

Những điều cần biết khi bấm huyệt chữa đau dạ dày tại nhà

>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Trên đây là 6 huyệt kèm hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đau dạ dày Fuji chia sẻ chi tiết đến bạn. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy kết hợp đồng thời từ 1-3 huyệt trong một lần bấm huyệt. Ngoài ra, hãy luôn theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh cách ấn cũng như dừng lại khi cảm thấy khó chịu nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...