Cách bấm huyệt hạ huyết áp khẩn cấp đúng cách tại nhà

Cách bấm huyệt hạ huyết áp khẩn cấp đúng cách tại nhà

Tăng huyết áp hay huyết áp cao là nỗi lo của nhiều người khi tỷ lệ mắc bệnh ngày một cao. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ cùng hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Trong bài viết này, Fuji sẽ chia sẻ đến bạn cách bấm huyệt hạ huyết áp đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà. Cùng theo dõi và áp dụng nhé!

Tăng huyết áp và những biến chứng nguy hiểm

Tăng huyết áp hay cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu trong động mạch vượt quá ngưỡng bình thường trên 140/90 mmHg. Khi tăng đột ngột, người cao huyết áp sẽ cảm thấy mặt nóng bừng, đi kèm đau đầu, khó thở, nhịp tim đập nhanh. Trong nhiều trường hợp người bệnh có thể đổ máu cam, run rẩy, lú lẫn, lên cơn đau ngực dữ dội.

Huyết áp cao gây ra những biến chứng nguy hiểm

Huyết áp cao gây ra những biến chứng nguy hiểm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong toàn cầu, nhưng điều đáng lo ngại là nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi xuất hiện biến chứng nghiêm trọng. Một số nguy cơ điển hình bao gồm:

  • Đột quỵ: Huyết áp cao làm tổn thương hoặc vỡ mạch máu não, dẫn đến xuất huyết não hoặc thiếu máu cục bộ.
  • Nhồi máu cơ tim: Áp lực lớn lên động mạch vành gây xơ vữa, giảm lưu lượng máu đến tim, dễ dẫn đến nhồi máu.
  • Suy thận mạn: Các mạch máu trong thận bị tổn thương dần, làm suy giảm khả năng lọc của cơ quan này.
  • Biến chứng mắt: Tăng huyết áp kéo dài có thể làm vỡ mạch máu võng mạc, dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa.
  • Phình động mạch: Thành mạch yếu đi do áp lực liên tục, dễ gây phình hoặc vỡ động mạch chủ.

Để phòng tránh các hậu quả kể trên, việc kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng. Ngoài chế độ ăn uống và tập luyện, bấm huyệt giảm huyết áp chính là giải pháp đang được các bác sĩ khuyên sử dụng.

Lý giải tác dụng của bấm huyệt hạ huyết áp trong Đông Y

Trong Đông Y, cơ thể vận hành nhờ sự lưu thông của khí huyết qua hệ thống kinh lạc - các đường dẫn năng lượng nối liền các cơ quan. Khi khí huyết bị tắc nghẽn hoặc mất cân bằng, cơ thể sẽ phát sinh bệnh tật, trong đó có tăng huyết áp.

Huyết áp cao là tình trạng khó kiểm soát. Lúc này, bấm huyệt hạ huyết áp được coi là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện có thể làm giảm huyết áp tạm thời. Đặc biệt trong trường hợp tăng huyết áp đột ngột, có biểu hiện ngất lịm, đột quỵ.

Bấm huyệt có thể làm hạ huyết áp một cách nhanh chóng

Bấm huyệt có thể làm hạ huyết áp một cách nhanh chóng

Bấm huyệt hoạt động dựa trên nguyên lý kích thích các huyệt đạo để khai thông kinh lạc, điều hòa âm dương và tái lập sự cân bằng tự nhiên. Cụ thể, các lợi ích của bấm huyệt đối với việc hạ huyết áp bao gồm:

  • Giảm căng thẳng thần kinh: Stress là một trong những yếu tố làm tăng huyết áp. Bấm huyệt giúp kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, làm dịu tâm trí và giảm tiết adrenaline.
  • Cải thiện tuần hoàn máu: Tác động lên huyệt đạo giúp máu lưu thông trơn tru, giảm áp lực lên thành mạch và động mạch.
  • Ổn định chức năng tim mạch: Một số huyệt có khả năng điều hòa nhịp tim, hỗ trợ tim bơm máu ổn định hơn.

Cao huyết áp bấm huyệt nào để đạt hiệu quả nhanh chóng?

Huyết áp cao bấm huyệt nào hay cao huyết áp bấm huyệt nào? Dưới đây là 5 huyệt chữa cao huyết áp bằng bấm huyệt được các bác sĩ Đông y sử dụng nhiều nhất.

1. Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc thuộc kinh Đại Trường, có vai trò sơ phong, thanh nhiệt, khai thông khí huyết và điều hòa kinh lạc toàn cơ thể. Huyệt nằm ở mu bàn tay, giữa ngón cái và ngón trỏ. Đây được coi là một trong các các huyệt điều trị tăng huyết áp hiệu quả nhất. Bởi lẽ, khi được kích thích, huyệt sẽ giúp khai thông tắc nghẽn khí huyết, làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng, yếu tố chính là tăng huyết áp.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách khép 2 ngón cái và trỏ lại, điểm cao nhất của phần cơ nhô lên.
  • Bước 2: Dùng ngón cái của tay kia ấn mạnh vào huyệt Hợp Cốc.
  • Bước 3: Giữ lực ấn trong 1-2 phút cho đến khi có cảm giác tê nhẹ. Lặp lại cho tay còn lại và thư giãn.

Cách bấm huyệt để hạ huyết áp Hợp Cốc

Cách bấm huyệt để hạ huyết áp Hợp Cốc

2. Bấm huyệt Lao Cung

Huyệt Lao Cung là huyệt thuộc kinh Tâm Bào, nằm ở trung tâm lòng bàn tay. Huyệt chủ đạo để thanh tâm hỏa, an thần và điều hòa hoạt động của tim mạch. Do đó, khi bấm huyệt chữa tăng huyết áp này sẽ giúp ổn định nhịp tim, giảm tình trạng tim đập nhanh do huyết áp. Từ đó, giảm sốc, giảm áp lực lên mạch máu và làm huyết áp giảm đi một cách tự nhiên.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Lao Cung tại trung tâm lòng bàn tay.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn mạnh và xoay tròn trong 2-3 phút. Thực hiện cho cả hai tay, sau đó nghỉ ngơi, thư giãn.

Vị trí huyệt Lao Cung

Vị trí huyệt Lao Cung

3. Huyệt Hành Gian

Huyệt Hành Gian thuộc kinh Can, trong Đông y có công năng bình can, giáng hỏa, điều hòa khí huyết và sơ tiết kinh lạc vùng hạ chi. Huyệt nằm ở mu bàn chân, trong khe giữa ngón chân cái và ngón thứ hai. 

Khi bấm huyệt chữa bệnh huyết áp cao Hành Gian, khí huyết từ chân đi lên não sẽ được điều hòa. Từ đó, giảm áp lực lên hệ tuần hoàn toàn cơ thể. Nhờ vậy, bấm huyệt giảm huyết áp này được coi là cách “sơ cứu” tốt nhất khi huyết áp tăng đột ngột.

  • Bước 1: Xác định huyệt tại khe giữa ngón chân cái và ngón thứ hai.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái bấm mạnh và giữ trong 2-3 phút cho đến khi cảm thấy người ấm lên và đổi chân.
  • Bước 3: Thực hiện lặp lại cách bấm huyệt hạ huyết áp này khoảng 2-3 lần mỗi ngày để phòng huyết áp tăng cao.

Xác định vị trí huyệt hành gian trước khi bấm huyệt để hạ huyết áp

Xác định vị trí huyệt Hành Gian trước khi bấm huyệt để hạ huyết áp

4. Huyệt Nội Quan

Huyệt Nội Quan là huyệt thứ 6 trên kinh Tâm Bào, nằm ở mặt trong cổ tay, cách đường lằn cổ tay khoảng 3-4cm về phía khuỷu tay. Trong Đông y, huyệt có tác dụng dưỡng tâm, an thần, khai hung cách và điều hòa khí huyết vùng ngực. Khi bấm huyệt, sẽ giúp giảm căng thẳng thần kinh, ổn định nhịp tim, cải thiện tuần hoàn máu. Đặc biệt hiệu quả với người bị chóng mặt, hồi hộp, khó thở do huyết áp cao.

  • Bước 1: Xác định chính xác vị trí huyệt trên cổ tay.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn mạnh và day tròn huyệt trong 2 phút sau đó chuyển sang tay còn lại.
  • Bước 3: Thực hiện từ 2-3 lần cách bấm huyệt làm hạ huyết áp này để phòng trừ và đẩy lùi bệnh cao huyết áp.

Vị trí huyệt Nội Quan

Vị trí huyệt Nội Quan

5. Huyệt Thái Xung

Thái Xung là huyệt quan trọng nhất của kinh Can. Huyệt có vai trò bình can tiềm dương, điều hòa khí huyết toàn cơ thể và sơ tiết kinh lạc vùng chân. Bấm huyệt giảm huyết áp cao Thái Xung giúp điều hòa dòng chảy khí từ chân lên đầu, giảm áp lực hệ tuần hoàn và hạ huyết áp một cách bền vững. Huyệt này đặc biệt phù hợp với người bị cao huyết áp mãn tính, kèm theo cảm giác nóng bừng hoặc căng thẳng kéo dài. 

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Thái Xung tại mu bàn chân, trong khe giữa ngón chân cái và ngón thứ 2, cách mép da kẽ ngón khoảng 2-3cm về phía mu chân.
  • Bước 2: Dùng ngón cái bấm và day tròn trong 2-3 phút. Thực hiện cho cả hai chân. 
  • Bước 3: Lặp lại mỗi ngày từ 2-3 lần để phòng trừ huyết áp cao xảy ra đột ngột.

Xác định vị trí huyệt Thái Xung trước khi thực hiện bấm huyệt hạ huyết áp

Xác định vị trí huyệt Thái Xung trước khi thực hiện bấm huyệt hạ huyết áp

Một vài lưu ý để bấm huyệt trị cao huyết áp hiệu quả cao

Bấm huyệt chữa bệnh cao huyết áp hay bấm huyệt hạ huyết áp tuy đơn giản nhưng cần thực hiện đúng cách mới hiệu quả và tránh tác dụng không mong muốn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng:

  • Xác định chính xác vị trí huyệt: Nếu không chắc chắn, bạn nên tham khảo hình ảnh minh họa hoặc nhờ chuyên gia Đông Y hướng dẫn. Bấm sai huyệt có thể không hiệu quả hoặc gây khó chịu.
  • Chuẩn bị tâm thế thư giãn: Trước khi bấm huyệt, hãy ngồi ở nơi yên tĩnh, hít thở sâu trong 2-3 phút để cơ thể thả lỏng hoàn toàn.
  • Điều chỉnh lực ấn phù hợp: Không dùng lực quá mạnh, đặc biệt với người lớn tuổi hoặc có làn da mỏng, dễ tổn thương.
  • Duy trì đều đặn: Để kiểm soát huyết áp lâu dài, bạn nên bấm huyệt mỗi ngày, mỗi lần 10-15 phút, tốt nhất vào buổi sáng hoặc tối.
  • Kết hợp lối sống khoa học: Giảm ăn mặn, hạn chế chất béo bão hòa, tránh rượu bia, cà phê và tập thể dục nhẹ như đi bộ, yoga để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên: Sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra hiệu quả của bấm huyệt và kịp thời phát hiện bất thường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Bấm huyệt chỉ là phương pháp bổ trợ, không thay thế hoàn toàn thuốc điều trị. Nếu huyết áp vẫn cao hoặc có triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực, khó thở hãy đến bệnh viện ngay.

Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe tổng thể, bạn có thể cân nhắc sử dụng ghế massage toàn thân của chúng tôi. Sản phẩm được thiết kế với các tính năng massage chuyên sâu, giúp giảm căng thẳng, lo âu, một trong những yếu tố có thể làm tăng huyết áp. Đồng thời, các động tác massage nhẹ nhàng còn giúp cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ ổn định huyết áp và giảm áp lực lên thành mạch máu.

>> Tìm hiểu thêm: Cách massage hạ huyết áp khẩn cấp đơn giản, an toàn tại nhà

So với thuốc Tây, bấm huyệt hạ huyết áp là phương pháp tự nhiên, không gây tác dụng phụ. Hãy kiên trì thực hiện, kết hợp với lối sống lành mạnh và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát huyết áp hiệu quả. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và tiếp tục theo dõi Fuji mỗi ngày nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt tử cung nằm tại ngực, có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, tức ngực, cân bằng năng lượng, điều hòa tâm thần. Xem ngay hướng dẫn cách châm ...
Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Bấm huyệt ra kinh nguyệt có thực sự hiệu quả? Bấm huyệt nào để “bà dì” nhanh đến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Đầy bụng khó chịu? Hãy thử ngay bấm huyệt chữa đầy bụng! Chỉ với 2 phút thực hiện các thao tác đơn giản, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu rõ rệt.