Danh mục tin tức
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa bí tiểu, thông tiểu tại nhà
Bí tiểu là hiện tượng bàng quang bị căng đầy nhưng không thể xả ra được. Tình trạng này gây khó chịu, đau rát thậm chí nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng, suy thận. Để giải quyết tình trạng, giảm nhanh sự “bí tức”, người bệnh được khuyên áp dụng bấm huyệt chữa bí tiểu. Nếu bạn cũng đang bị bí tiểu thì hãy thử tham khảo và áp dụng phương pháp này nhé!
Bí tiểu là hiện tượng bàng quang bị căng đầy nhưng không thể xả ra được. Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau rát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển hóa thành nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, thậm chí gây suy thận.
Bí tiểu xảy ra do nhiều nguyên nhân
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là sự mất liên hệ giữa bàng quang và hệ thần kinh thực vật. Lúc này, bàng quan co bóp không đủ để kích thích tiểu tiện. Thường xảy ra sau những chấn thương cột sống, xương chậu, viêm bàng quang, xơ cứng cổ bàng quang,... Ngoài ra, bí tiểu còn xảy ra trong trường hợp người bệnh bị sỏi thận. Sỏi di chuyển đến lỗ thông bàng quan - niệm đạo khiến nước tiểu chị chặn lại, không ra ngoài được.
Ở nam giới, bí tiểu còn có thể xảy ra do các bệnh lý tuyến tiền liệt chèn ép cổ bàng quang. Ở nữ giới, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng cũng có thể gây ra tình trạng bí tiểu kéo dài khó chịu và nguy hiểm.
Theo Đông y, bí tiểu là sự mất cân bằng hệ thống khí huyết và chức năng của các tạng nội tiết, đặc biệt là Tỳ - Vị và Thận. Trong đó, thận đóng vai trò quản lý nguồn nước của cơ thể còn bàng quan có nhiệm vụ lưu trữ, xả nước.
Khi thận suy yếu hoặc khí trong cơ thể không lưu thông trơn tru, các cơ vùng bàng quang sẽ hoạt động kém hiệu quả, gây ra bí tiểu. Ngoài ra, các yếu tố như khí nghịch, ẩm lạnh từ môi trường xung quanh hay rối loạn tiêu hóa cũng góp phần làm gián đoạn quá trình co bóp của bàng quang, khiến nước tiểu bị giữ lại.
Bấm huyệt chữa bí tiểu - Giải pháp an toàn, tiết kiệm
Bấm huyệt là một trong những phương pháp điều trị bí tiểu an toàn và hiệu quả trong Đông y. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tác động vào các huyệt đạo, là nơi giao nhau của các kinh mạch, nơi dòng năng lượng (khí) lưu thông.
Vì vậy, bấm huyệt giúp kích thích lưu thông khí huyết đến bàng quang và niệu đạo, tăng cường chức năng của các cơ quan này, giảm tắc nghẽn và khôi phục khả năng co bóp của bàng quang. Đồng thời, nó còn điều hòa chức năng thần kinh, giúp kiểm soát tiểu tiện tốt hơn.
Tuy nhiên, bấm huyệt chữa bí tiểu chỉ là phương pháp hỗ trợ và không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị y khoa hiện đại. Nếu tình trạng bí tiểu kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị chính xác.
Bấm huyệt bí tiểu hay bấm huyệt thông tiểu hiện đang được nhiều bác sĩ Đông y áp dụng giúp người bệnh giảm bớt sự bí bách nhanh chóng. Dưới đây là chi tiết cách bấm huyệt chữa bí tiểu, cùng tham khảo nhé!
Huyệt Quan Nguyên là một trong 26 huyệt nằm trên đường bàng quang. Huyệt nằm ở vùng hạ điền, cách rốn 3 tấc (khoảng 7-8cm). Trong Đông y, Quan Nguyên có tác dụng bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết, tăng cường nguyên khí. Với tình trạng bí tiểu, huyệt giúp kích thích hệ thần kinh, giảm áp lực lên bàng quan, từ đó thúc đẩy quá trình thông tiểu.
Vị trí huyệt Quang Nguyên
Huyệt Khí Hải hay còn gọi là huyệt Hạ Hoang, Bột Anh. Huyệt nằm cách rốn khoảng 1,5 tấc. Bấm huyệt chữa bí tiểu này sẽ giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ làm thông tiểu bằng cách kích thích nhu động ruột và giảm sự ứ đọng của khí, từ đó giảm áp lực lên bàng quang.
Vị trí huyệt Khí Hải
Huyệt Trung Cực nằm ở bụng dưới, nằm giữa 2 cực là rốn và xương mu, cụ thể dưới rốn 4 thốn và trên xương mu 1 thốn. Huyệt này có tác dụng điều hòa chức năng của hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm cảm giác căng đầy ở vùng bụng, từ đó gián tiếp giúp bàng quang hoạt động tốt hơn.
Vị trí huyệt Trung Cực
Huyệt Tam Âm Giao nằm ở mặt trong của cẳng chân, cách mắt cá khoảng 3 thốn (5-6 cm). Huyệt này giúp điều hòa năng lượng của hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu, hỗ trợ cơ thể xả niệu một cách tự nhiên.
Vị trí huyệt Tam Âm Giao
Huyệt Dũng Tuyền nằm ở lòng bàn chân, tại chỗ lõm giữa 1/3 trước gan bàn chân, giữa hai gân. Huyệt này có tác dụng kích thích lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng thận và hỗ trợ các quá trình nội tiết. Nhờ đó, huyệt giúp giảm tình trạng bí tiểu và thông tiểu hiệu quả.
Vị trí huyệt Dũng Tuyền
Như chia sẻ ở trên, việc bấm huyệt chữa bí tiểu không khó. Tuy nhiên, cách bấm huyệt không đúng có thể khiến tình trạng bí tiểu nặng nề và nguy hiểm hơn. Do đó, bạn cần lưu ý những điều sau:
Cách bấm huyệt chữa bí tiểu có thể giúp giảm nhanh sự khó chịu. Do đó, bạn có thể thử áp dụng. Tuy nhiên, hãy đặc biệt quan tâm đến các lưu ý Fuji chia sẻ. Hy vọng những thông tin trên bổ ích và giúp bạn có thêm giải pháp để giảm bớt sự khó chịu của mình!
Ngoài ra, nếu muốn mua ghế massage toàn thân để chăm sóc sức khỏe toàn diện, hãy tham khảo ngay các sản phẩm ghế massage Fuji chúng tôi.
>> Tham khảo thêm: Cách bấm huyệt nhịn tiểu trị tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÁC TIN KHÁC