Cách bấm huyệt nhịn tiểu trị tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Cách bấm huyệt nhịn tiểu trị tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần gây mệt mỏi, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống. Theo Đông y, cách bấm huyệt nhịn tiểu có thể giúp giảm số lần đi tiểu một cách an toàn mà hiệu quả nhanh chóng, hãy tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bấm huyệt tác động giúp nhịn tiểu, trị tiểu đêm, tiểu rắt như thế nào?

Theo y học cổ truyền, tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt và tiểu nhiều lần thường xuất phát từ sự mất cân bằng khí huyết, rối loạn chức năng của thận và bàng quang. 

Thận chịu trách nhiệm quản lý nguồn nước của cơ thể, còn bàng quang có nhiệm vụ lưu trữ và xả nước tiểu. Khi thận suy, khí không thông, năng lượng “khí” bị nghịch, gây cản trở khả năng co bóp của bàng quang, dẫn đến hiện tượng nước tiểu không được xả hết.

Tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần liên tục không chỉ gây gián đoạn giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và suy giảm tinh thần, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận và bàng quang, thậm chí gây ra suy thận - một tình trạng bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

Tác dụng của cách bấm huyệt nhịn tiểu theo Đông y

Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu đêm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh

Để điều trị, người bệnh cần cân bằng lại khí huyết và nội tiết, từ đó cải thiện chức năng của thận và bàng quang. Trong số các phương pháp hỗ trợ điều trị, bấm huyệt nhịn tiểu được nhiều bác sĩ Đông y tin tưởng và áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả mà nó mang lại. 

Bằng cách kích thích chính xác các huyệt đạo liên quan, dòng khí lưu thông trong cơ thể sẽ trở nên thông suốt, từ đó tăng cường khả năng co bóp của bàng quang. Nhờ vậy, tình trạng tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần sẽ được cải thiện một cách rõ rệt.

Tổng hợp các cách bấm huyệt nhịn tiểu hiệu quả

Bấm huyệt trị tiểu rắt, tiểu nhiều lần không khó, quan trọng là phải xác định được đúng điểm huyệt cần tác động.

1. Huyệt Quan Nguyên

Huyệt Quan Nguyên nằm dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn. Huyệt được coi là nơi tập trung nguyên khí của cơ thể, có tác dụng bổ thận, tráng dương, điều hòa kinh nguyệt và tăng cường sức khỏe tổng thể. Khi bị tiểu nhiều, tiểu đêm hay tiểu rắt, bấm huyệt đạo này sẽ giúp điều hòa chức năng bàng quang, tăng cường khả năng kiểm soát tiểu tiện, giảm số lần đi tiểu và cải thiện các triệu chứng khó chịu.

  • Bước 1: Xác định vị  trí huyệt bằng cách đặt bàn tay ngang bụng, ngón trỏ chạm rốn, ngón út sẽ chỉ vào vị trí huyệt.
  • Bước 2: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day vào huyệt trong khoảng 3 phút. Ngày áp dụng từ 1-2 lần để thấy được hiệu quả.

Vị trí huyệt Quan Nguyên

Vị trí huyệt Quan Nguyên

2. Huyệt Liệt Khuyết

Huyệt Liệt Khuyết, nằm ở vị trí trong cẳng tay, trên lằn chỉ cổ tay, giữa gân cơ ngón cái và ngón trỏ, là huyệt lạc của kinh phế. Huyệt này không chỉ có tác dụng trong việc điều trị các bệnh về hô hấp, giảm đau và tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến bàng quang, thận và tiết niệu.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt ngay trong cẳng tay.
  • Bước 2: Day, ấn huyệt với lực nhẹ nhàng trong 2-3 phút. Tiếp tục thực hiện từ 1-2 lần vào ngày tiếp theo nếu thấy hiệu quả.

Vị trí huyệt Liệt Khuyết

Vị trí huyệt Liệt Khuyết

3. Huyệt Thận Du

Huyệt Thận Du, còn được ví như "công tắc" của thận, nằm ở vùng lưng, cách cột sống 1,5 thốn về hai bên, ngang đốt sống thắt lưng L2. Huyệt này có vai trò quan trọng trong việc bổ thận, điều hòa khí thận và tăng cường sức khỏe gân cốt. Do đó, đối với những người gặp các vấn đề về tiết niệu và bàng quang, việc kích thích huyệt Thận Du đúng cách có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiểu đêm, tiểu rắt.

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách đặt tay lên vùng lưng, tìm điểm cách cột sống khoảng 1,5 thốn ngang với đốt sống L2.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc nắm tay day ấn nhẹ nhàng vào huyệt trong khoảng 2-3 phút, kết hợp với hít thở sâu để tăng hiệu quả.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác này 2-3 lần/ngày để cải thiện chức năng thận và giảm triệu chứng tiểu đêm.

Cách bấm huyệt nhịn tiểu tại huyệt Thận Du

Cách bấm huyệt nhịn tiểu tại huyệt Thận Du

4. Huyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê là nơi tập trung kinh khí mạnh nhất của kinh thận. Do đó, khi được kích thích, huyệt sẽ mang lại tác dụng bổ khí huyết cho thận và khi chức năng thận tốt, tình trạng tiểu đêm sẽ được kiểm soát.

  • Bước 1: Ngồi thoải mái, dùng tay tìm huyệt Thái Khê ở vị trí lõm ngay phía sau mắt cá chân trong.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2-3 phút. Cảm nhận lực tác động vừa phải, không quá mạnh để tránh đau nhức.
  • Bước 3: Thực hiện động tác này 2 lần/ngày, đặc biệt vào buổi tối trước khi ngủ để hỗ trợ chức năng thận và giảm tình trạng tiểu đêm.

Vị trí huyệt Thái Khê

Vị trí huyệt Thái Khê

Lưu ý cần nắm khi thực hiện các cách bấm huyệt nhịn tiểu

Bấm huyệt nhịn tiểu, hay bấm huyệt trị tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, chỉ nên áp dụng cho các trường hợp rối loạn tiểu tiện nhẹ. Đối với các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng hơn như sỏi tiết niệu, viêm nhiễm đường tiết niệu, hoặc các bệnh lý khác liên quan,  bệnh nhân cần được thăm khám và điều trị tích cực bởi các bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện bấm huyệt, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ thực hiện bấm huyệt khi đã xác định được chính xác vị trí huyệt. Nếu không đủ tự tin hãy nhờ sự hỗ trợ của chuyên viên, người có kinh nghiệm.
  • Sử dụng lực ấn vừa phải, tăng dần theo cảm giác thoải mái và luôn kết hợp lắng nghe sự thay đổi của cơ thể.
  • Không bấm huyệt tại vị trí da bị thương, có vết thương hở hay đau nhức.
  • Phụ nữ có thai, người bị huyết áp cao, bệnh tim,... nên xem xét xin ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt trị đi tiểu nhiều lần.
  • Nếu việc bấm huyệt không có tác dụng, có thể bạn đang gặp vấn đề tiết niệu nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách giải quyết kịp thời.

>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa bí tiểu, thông tiểu tại nhà

Trên đây là chia sẻ của Fuji về cách bấm huyệt nhịn tiểu trị tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn trong việc cải thiện tình trạng tiểu tiện không kiểm soát. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bấm huyệt chỉ là một phương pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho việc điều trị y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ càng hơn về tình trạng bệnh của mình, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia về y học cổ truyền để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mua ghế massage toàn thân để chăm sóc sức khỏe, hãy tham khảo ngay các sản phẩm của chúng tôi. Fuji là thương hiệu ghế massage uy tín lâu năm, cung cấp đa dạng các dòng ghế massage với công nghệ tiên tiến, thiết kế hiện đại và nhiều tính năng vượt trội.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt tử cung nằm tại ngực, có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, tức ngực, cân bằng năng lượng, điều hòa tâm thần. Xem ngay hướng dẫn cách châm ...
Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Bấm huyệt ra kinh nguyệt có thực sự hiệu quả? Bấm huyệt nào để “bà dì” nhanh đến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Đầy bụng khó chịu? Hãy thử ngay bấm huyệt chữa đầy bụng! Chỉ với 2 phút thực hiện các thao tác đơn giản, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu rõ rệt.