Danh mục tin tức
Hướng dẫn cách bấm huyệt để tăng huyết áp đúng cách tại nhà
Huyết áp thấp tuy không nguy hiểm như huyết áp cao nhưng vẫn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu ngay cách bấm huyệt để tăng huyết áp đã được các bác sĩ Đông y khẳng định về sự an toàn và mức độ hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Theo y học hiện đại, huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp giảm xuống dưới mức an toàn 90/60mmHg. Lúc này, áp lực máu trong động mạch thấp, máu không đủ để cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ quan, đặc biệt là não. Người huyết áp thấp thường có các biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, ngất xỉu, mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Bấm huyệt để tăng huyết áp là giải pháp an toàn khi bị tụt huyết áp
Còn theo Đông y, huyết áp thấp là do khí huyết hư nhược, thận dương suy hoặc tỳ vị yếu. Những nguyên nhân này khiến máu không được lưu thông đầy đủ lên não, gây chóng mặt, đau đầu dữ đội, mệt mỏi và ngất xỉu.
Vì vậy. các phương pháp điều trị trong Đông y tập trung vào việc bổ khí, dưỡng huyết và ôn dương. Trong đó, bấm huyệt để tăng huyết áp là giải pháp nổi bật, giúp điều hòa chức năng tạng phủ, thúc đẩy tuần hoàn máu và ổn định huyết áp một cách tự nhiên.
Bên cạnh tác dụng điều hòa huyết áp, bấm huyệt còn giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và tăng cường năng lượng. Khi tinh thần ổn định, huyết áp cũng sẽ được duy trì ở mức an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bấm huyệt chỉ mang lại hiệu quả tốt nếu thực hiện đúng kỹ thuật và tại các huyệt đạo phù hợp. Trong trường hợp huyết áp tụt đột ngột kèm theo dấu hiệu nguy hiểm như ngất kéo dài, co giật hoặc khó thở, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Hạ huyết áp, đặc biệt là tụt huyết áp đột ngột, được xem là “cái chết thầm lặng” vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Trong trường hợp này, bấm huyệt tăng huyết áp là một phương pháp kích thích lưu thông máu và phục hồi huyết áp ngay lập tức. Người bệnh sẽ nhanh chóng tỉnh táo và có thêm thời gian đến bệnh viện. Dưới đây là 4 huyệt chữa hạ huyết áp bạn có thể tham khảo:
Huyệt Đại lăng là huyệt thứ 7 thuộc Tâm bào lạc kinh, nằm ngay cổ tay. Trong Đông y, huyệt thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý liên quan đến tâm thần. Khi kích thích huyệt, cảm xúc tiêu cực, áp lực có thể được giải phóng. Với cơ chế giúp mở rộng mạch máu, thúc đẩy quá trình vận chuyển máu, điều chỉnh nhịp tim, huyệt mang lại tác dụng tăng huyết áp rất hiệu quả.
Vị trí huyệt Đại Lăng
Huyệt Thần Môn hay còn gọi là huyệt Đoài Lệ, Đoài Xung, Duệ Trung, là một trong những huyệt đạo quan trọng trên kinh Tâm. Huyệt nằm ở bờ trong cổ tay, ngay tại xương ngụ, cạnh huyệt Đại Lăng. Tác dụng chính của huyệt là an thần, thanh hỏa, thanh tâm nhiệt, điều khí nghịch. Đặc biệt có tác dụng với các chứng bệnh động kinh, tim đập nhanh, huyết áp thấp, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Bấm huyệt để tăng huyết áp tại Thần Môn
Huyệt Trung Chữ là huyệt thứ 3 của kinh Tam Tiêu. Huyệt nằm ở hố lõm bên dưới khe xương bàn tay, giữa ngón 4 và ngón 5. Huyệt thuộc hành Mộc mang lại các tác dụng chữa đau đầu, ù tai, điếc, đau họng, tụt huyết áp, liệt chi trên do tai hạn hoặc chấn thương gây ra.
Vị trí huyệt Trung Chữ
Huyệt Dương Trì là huyệt Nguyên của kinh Tam Tiêu, có tác động mạnh đến hệ thần kinh và tim mạch. Tên gọi "Dương Trì" mang ý nghĩa “ao chứa khí dương,” phản ánh chức năng tích lũy và điều hòa khí dương trong cơ thể, giúp cân bằng khí huyết và hỗ trợ kiểm soát huyết áp, nhất là khi huyết áp tụt đột ngột.
Vị trí huyệt Dương Trì
Khi thực hiện bấm huyệt người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
Kết hợp bấm huyệt và lối sống khoa học để đẩy lùi huyết áp thấp
Dưới đây là một số lời khuyên để phòng ngừa hạ huyết áp đột ngột, giúp bạn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”:
Hy vọng với những hướng dẫn chi tiết về cách bấm huyệt để tăng huyết áp tại nhà mà Fuji vừa chia sẻ, bạn đã có thêm một phương pháp hỗ trợ hiệu quả để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÁC TIN KHÁC