Cách bấm huyệt chống buồn ngủ giúp tỉnh táo ngay lập tức

Cách bấm huyệt chống buồn ngủ giúp tỉnh táo ngay lập tức

Bạn đang làm việc, đang lái xe hay đang trên lớp học, thế nhưng cơn buồn ập đến, khiến bạn không thể chú tâm. Để lấy lại tinh thần, hãy áp dụng ngay các phương pháp bấm huyệt chống buồn ngủ dưới đây. Hiệu quả đã được không ít người khẳng định, thử ngay!

Bấm huyệt giúp duy trì sự tỉnh táo như thế nào?

Bấm huyệt tỉnh ngủ là một phương pháp cổ truyền từ lâu đời, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Khi bạn tác động lực lên các huyệt đạo cụ thể, bạn sẽ kích thích hệ thần kinh và tuần hoàn máu. Điều này giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm căng thẳng và giúp bạn tỉnh táo hơn.

Bấm huyệt giúp tỉnh táo mà an toàn, không tác dụng phụ

Bấm huyệt giúp tỉnh táo mà an toàn, không tác dụng phụ

So với các phương pháp giúp tỉnh ngủ khác như uống cafe, ăn nhẹ, tắm nước lạnh,... thì bấm huyệt an toàn và không có tác dụng phụ. Bạn có thể áp dụng bất kỳ lúc nào và hiệu quả có thể thấy được chỉ sau 2-5 phút.

Ngoài ra, bấm huyệt chống buồn ngủ còn mang lại những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như nâng cao trí nhớ, tăng sự tập trung, kích thích sự sáng tạo. Hơn nữa, phương pháp này còn có thể phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh lý như đau đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, đau lưng, cảm cúm,...

Hướng dẫn cách bấm huyệt chống buồn ngủ, giúp tỉnh táo tức thì

Buồn ngủ bấm huyệt nào? Tham khảo ngay 5 huyệt đạo được các bác sĩ Đông y hướng dẫn sử dụng nhiều nhất để chống lại cơn buồn ngủ nhé!

1. Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội hay còn gọi là huyệt Tam Dương, Thiên Mãn, Quỷ Môn, Duy Hội. Đây là huyệt thứ 20 trong 28 huyệt của đường kinh Mạch Đốc. Trong Đông y, đây là huyệt có chức năng quan trọng trong khai khiếu, tức phong, định thần, tiềm cang đương,... Tác dụng điều trị các bệnh tim đập nhanh, ngạt mũi, hoa mắt, mất ngủ và buồn ngủ.

Cách bấm huyệt tỉnh ngủ Bách Hội

Cách bấm huyệt tỉnh ngủ Bách Hội

Cách bấm huyệt hết buồn ngủ Bách Hội:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt tại điểm giao giữa đường nối hai đỉnh vành tai và đường dọc cơ thể. Khi ấn vào, bạn sẽ cảm nhận được một điểm lõm nhẹ.
  • Bước 2: Bước 2 dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ day huyệt với lực vừa phải trong khoảng 2-3 phút. Để thuận tiện, bạn có thể nhờ người bên cạnh hỗ trợ bấm huyệt chống buồn ngủ này.

2. Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì là một huyệt đạo quan trọng trong y học cổ truyền, nằm ở vị trí lõm sau gáy, nơi giao hội của kinh Đởm và mạch Dương Duy. Huyệt này có tác dụng điều trị nhiều chứng bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giúp cơ thể cảm thấy tỉnh táo hơn rõ rệt.  Ngoài ra, trong tiếng Hán-Việt, "Phong" có nghĩa là gió, và "Trì" có nghĩa là ao, ngụ ý đây là nơi gió độc dễ xâm nhập vào cơ thể.

Bấm huyệt giảm buồn ngủ Phong Trì giúp tỉnh táo hơn chỉ sau vài phút

Bấm huyệt giảm buồn ngủ Phong Trì giúp tỉnh táo hơn chỉ sau vài phút

Cách bấm huyệt chữa buồn ngủ Phong Trì:

  • Bước 1: Ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể. Dùng ngón tay cái của cả 2 tay xác định vị trí huyệt.
  • Bước 2: Nhấn nhẹ và xoa theo chuyển động tròn trong khoảng 1 phút, lặp lại 5 lần.

3. Huyệt Hợp Cốc

Huyệt Hợp Cốc hay huyệt Hồ Khẩu, là huyệt thứ 4 thuộc đường kinh Đại Trường. Huyệt Hợp Cốc nằm ở phần thịt giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía ngón trỏ. Khi bấm huyệt chống buồn ngủ này, cơ thể sẽ ấm lên, máu dồn lên não tốt hơn, từ đó tăng cường sự tỉnh táo. Bạn sẽ hết buồn ngủ nhanh chóng.

Cách bấm huyệt không buồn ngủ Hợp Cốc

Cách bấm huyệt không buồn ngủ Hợp Cốc

Cách bấm huyệt buồn ngủ Hợp Cốc:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt rồi cố định bằng cách ấn chặt ngón trỏ hoặc ngón cái.
  • Bước 2: Giữ huyệt trong khoảng 2 giây rồi thả lòng và day nhẹ.
  • Bước 3: Lặp lại 2-3 lần để xua tan cơn buồn ngủ.

4. Huyệt Lao Cung

Huyệt Lao Cung còn được biết đến với các tên khác như huyệt Trung Chưởng, Lộ Quỷ, Quật Quỷ. Đây là huyệt nằm ở lòng bàn tay, tại điểm tiếp xúc của ngón giữa khi bạn nắm chặt bàn tay. Trong Đông y, huyệt vị này có tác dụng an thần, thanh tâm hòa, trừ thấp nhiệt, trị động kinh, viêm xoang và làm dứt nhanh các cơn buồn ngủ.

Bấm huyệt chống buồn ngủ Lao Cung

Bấm huyệt chống buồn ngủ Lao Cung

Cách bấm huyệt trị buồn ngủ Lao Cung:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt trên lòng bàn tay.
  • Bước 2: Sử dụng ngón cái của bàn tay này ấn nhẹ vào huyệt trên bàn tay kia và thở ra để thư giãn
  • Bước 3: Day huyệt trong khoảng 30s, hít thở sâu và đổi tay.
  • Bước 4: Lặp lại động tác này khoảng 5-6 lần cho mỗi tay.

5. Huyệt Trung Xung

Trung Xung là huyệt đạo thứ 9, nằm trên đầu ngón tay giữa và thuộc kinh Tâm Bào. Huyệt có tác dụng điều trị rối loạn ở Tâm Tiêu và Tâm Bào. Hiểu đơn giản, huyệt có tác dụng khai khiếu, thoái nhiệt và thanh tâm. Đặc biệt, trong trường hợp cơ thể suy yếu, mệt mỏi gây ra buồn ngủ.

Vị trí huyệt Trung Xung

Vị trí huyệt Trung Xung

Cách bấm huyệt đỡ buồn ngủ Trung Xung:

  • Bước 1: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay đối diện kẹp vào đầu ngón tay giữa.
  • Bước 2: Kẹp và day nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút.
  • Bước 3: Lặp lại 2-3 lần để mang lại hiệu quả.

Lưu ý khi thực hiện bấm huyệt chống buồn ngủ

Khi thực hiện bấm huyệt để chống buồn ngủ, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

  • Thực hiện nhẹ nhàng và đều đặn: Sử dụng lực vừa phải khi bấm huyệt, kết hợp với hít thở sâu để tăng cường hiệu quả. Tránh áp lực quá mạnh gây tổn thương da và cơ. 
  • Thời gian và tần suất: Mỗi lần bấm huyệt nên kéo dài khoảng 2-5 phút. Bạn có thể thực hiện khi cảm thấy buồn ngủ hoặc định kỳ trong ngày để duy trì sự tỉnh táo.
  • Tránh bấm huyệt trong một số trường hợp: Phụ nữ mang thai, người đang kích động, vừa uống rượu hoặc cơ thể suy nhược quá mức không nên thực hiện bấm huyệt giảm buồn ngủ.
  • Kết hợp với lối sống lành mạnh: Bấm huyệt chống buồn ngủ chỉ là biện pháp tạm thời. Để duy trì sự tỉnh táo lâu dài, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà đặc và rượu bia. 
  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào hoặc không chắc chắn về cách thực hiện, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền trước khi áp dụng bấm huyệt hết buồn ngủ.

Kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh và ngủ đủ giấc

Kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh và ngủ đủ giấc

Một vài cách chống buồn ngủ hiệu quả khác

Bên cạnh cách bấm huyệt chống buồn ngủ để chống lại cơn “díu mắt” bạn có thể áp dụng thêm một trong số các biện pháp khác như:

  • Hít sâu, nhìn thẳng lên mặt trời: Hít sâu giúp nhận lượng oxy nhiều hơn, sự hưng phấn thần kinh cũng tăng lên. Bên cạnh đó, ánh sáng mặt trời cũng tác động mạnh mẽ lên thị giác và giác quan, giúp cơ thể bừng tỉnh. Bạn sẽ nhanh chóng hết buồn ngủ.
  • Ăn nhẹ: Khi cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, bạn có thể ăn nhẹ để tỉnh táo. Bạn có thể ăn nhẹ chút hạt dinh dưỡng, ly sữa chua hay vài miếng hoa quả,...
  • Vận động: Nếu đang ngồi làm việc hoặc học tập, bạn có thể xin ra ngoài, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng. Vận động sẽ giúp kích thích chức năng của hệ thần kinh, tăng cường sự tỉnh táo và minh mẫn.
  • Nghe nhạc: Nghe nhạc sôi động, vui nhộn với âm lượng vừa đủ sẽ giúp bạn hưng phấn hơn, thính giá cũng được kích thích, từ đó tỉnh táo hơn.

Cách bấm huyệt chống buồn ngủ có thể giúp bạn tỉnh táo, xua tan cảm giác buồn ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên thiếu ngủ, não bộ sẽ trở nên chậm chạp và kém linh hoạt. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, hãy xây dựng một lối sống và làm việc cân bằng để luôn cảm thấy khỏe khoắn và đạt hiệu quả cao trong công việc và học tập nhé!

Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu mua ghế massage toàn thân để chăm sóc sức khỏe tổng thể, hãy liên hệ ngay với Fuji chúng tôi qua hotline 1800 1132 để được tư vấn và trải nghiệm sản phẩm miễn phí.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt tử cung nằm tại ngực, có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, tức ngực, cân bằng năng lượng, điều hòa tâm thần. Xem ngay hướng dẫn cách châm ...
Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Bấm huyệt ra kinh nguyệt có thực sự hiệu quả? Bấm huyệt nào để “bà dì” nhanh đến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Đầy bụng khó chịu? Hãy thử ngay bấm huyệt chữa đầy bụng! Chỉ với 2 phút thực hiện các thao tác đơn giản, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu rõ rệt.