Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhanh chóng

Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhanh chóng

Có thể bạn không tin nhưng bấm huyệt có thể cầm tiêu chảy, chữa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả. Khi tác động lên các huyệt đạo có liên quan, hệ tiêu hóa sẽ được kích thích, giúp điều hòa nhu động ruột và cân bằng khí huyết trong cơ thể. Do đó, nếu bạn đang đau bụng tiêu chảy hay gặp vấn đề về tiêu hóa thì hãy tham khảo ngay cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài dưới đây.

Bấm huyệt giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy như thế nào?

Tiêu chảy, hay rối loạn tiêu hóa, là một trong những tính trạng phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh gây mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có dấu hiệu tiêu chảy, người bệnh cần được điều trị kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc.

Đau bụng tiêu chảy tưởng đơn giản nhưng rất nguy hiểm

Đau bụng tiêu chảy tưởng đơn giản nhưng rất nguy hiểm

Theo y học cổ truyền, tiêu chảy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm tỳ vị hư hàn, khí huyết suy yếu, hoặc do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như nhiễm lạnh hoặc ngộ độc thực phẩm. Khi áp dụng bấm huyệt đau bụng tiêu chảy, sẽ giúp ổn định nhu động ruột, giảm co thắt, từ đó hạn chế tình trạng đi ngoài nhiều lần. Ngoài ra, việc bấm huyệt còn có tác dụng tăng cường khí huyết, cải thiện khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, và hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe sau tiêu chảy.

Tuy nhiên, cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài chỉ là phương pháp hỗ trợ tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị y khoa.

Cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài tại nhà

Như đã khẳng định ở trên, bấm huyệt đau bụng tiêu chảy có thể “cầm” nhanh chóng tình trạng đi ngoài liên tục của bạn. Do đó, hãy áp dụng ngay cách bấm huyệt dưới đây nhé!

1. Huyệt Trung Quản

Huyệt Trung Quản hay còn gọi là huyệt Trung hoãn, Thương ký, Trung Oản, Trung uyển hay Vị quản. Huyệt nằm ở vùng bụng, trên rốn khoảng 4 thốn - tương đương 6-8cm. Trong Đông y, huyệt có tác dụng điều hòa dạ dày, giảm đau bụng, cải thiện hệ tiêu hóa và đặc biệt là giảm tiêu chảy.

Cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài tại huyệt Trung Quản

Cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài tại huyệt Trung Quản

Cách bấm huyệt trị đau bụng tiêu chảy:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt, đặt 2-3 ngón tay lên huyệt.
  • Bước 2: Dùng lực vừa phải ấn và day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-2 phút.
  • Bước 3: Lặp lại 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Huyệt Kiến Lý

Huyệt Kiến Lý là huyệt thứ 11 của mạch Nhâm, nằm thẳng trên lỗ rốn 3 thốn (4-6cm). Huyệt có tác dụng vận tỳ, lý khí, hòa vị, tiêu tích, hóa thấp và thư lồng ngực. Trong cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài, huyệt Kiến Lý mang lại tác dụng giảm đau bụng, ổn định nhu động ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa.

Vị trí huyệt Kiến Lý

Vị trí huyệt Kiến Lý

Cách bấm huyệt chữa đau bụng tiêu chảy:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm trên rốn 4-6cm, dưới trực quản 2-3cm.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt Kiến Lý với lực vừa phải trong 30 giây.
  • Bước 3: Thực hiện 3-5 lần mỗi ngày để giúp đường ruột hoạt động ổn định hơn.

3. Huyệt Thiên Khu

Huyệt Thiên Khu hay huyệt Khổng huyệt, Du huyệt. Đây là huyệt thứ 25 của kinh Vị có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến nhiệt ở kinh Đài Trường và Tỳ Vị. Huyệt nằm ở 2 bên rốn, cách rốn khoảng 2 thốn tương đương 3 ngón tay.

Vị trí huyệt Thiên Khu

Vị trí huyệt Thiên Khu

Cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài: 

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách nằm ngửa thoải mái, dùng ngón tay đo từ rốn ra hai bên khoảng 3 ngón tay, vị trí đó chính là huyệt Thiên Khu.
  • Bước 2: Đặt 2 ngón tay cái lên vị trí huyệt, ấn và dạy nhẹ theo vòng tròn trong 1-2 phút.
  • Bước 3: Thực hiện 2-3 lần/ngày kết hợp với hít thở sâu để thư giãn và tăng hiệu quả điều trị.

4. Huyệt Túc Tam Lý

Túc Tam Lý hay huyệt Tam Lý, Hạ Tam Lý, Trường Sinh, Quỳ Tà. Đây là huyệt vị thứ 36 trong kinh Vị, có tác dụng điều hòa khí huyết, bổ hư nhược, lý tỳ vị, điều trung khí, khu phong hóa thấp. Với hệ tiêu hóa, đây là huyệt vị hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến tỳ vị như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn,...

Vị trí huyệt Tam Tam Lý

Vị trí huyệt Tam Tam Lý

Cách bấm huyệt trị đau bụng tiêu chảy:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm phía ngoài đầu gối, cách gối khoảng 3 thốn (khoảng 5-7 cm), hơi lệch về phía ngoài xương ống chân.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái ấn và giữ huyệt trong khoảng 1 phút.
  • Bước 3: Thực hiện 2-3 lần/ngày để giúp đường ruột khỏe mạnh hơn.

5. Huyệt Tam Âm Giao

Huyệt Âm Giao là huyệt đạo thứ 6 của kinh Tỳ. Đây là huyệt hội tụ của 3 đường kinh âm là Thái Âm Tỳ, Thiếu Âm Thận và Quyết Âm Can. Đây được coi là huyệt “Vàng mười” trong y học cổ và có tác dụng dưỡng âm, điều hòa thần kinh, giải độc, tăng cường chuyển hóa, đặc biệt là điều trị vấn đề tiêu chảy.

Vị trí huyệt Tam Âm Giao

Vị trí huyệt Tam Âm Giao

Cách bấm huyệt Tam Âm Giao chữa tiêu chảy đau bụng:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt tại mặt trong cẳng chân, cách mắt cá trong khoảng 3 thốn (5-6 cm).
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc đầu ngón trỏ ấn vào huyệt với lực vừa phải. Giữ trong khoảng 1-2 phút, sau đó thả ra nhẹ nhàng.
  • Bước 3: Lặp lại 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý khi bấm huyệt đau bụng tiêu chảy

Bấm huyệt có thể là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả để giảm đau bụng và tiêu chảy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Xác định nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy trước khi thực hiện bấm huyệt. Bởi, không phải tất cả trường hợp đều có thể bấm huyệt. Nếu đau bụng, tiêu chảy do các bệnh lý như viêm ruột thừa, tắc ruột, ngộ độc thực phẩm,... cần đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
  • Người có bệnh lý nền (huyết áp, tim mạch, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ) cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bấm huyệt.
  • Bấm huyệt với lực vừa phải, tránh day ấn quá mạnh gây tổn thương mô cơ và vùng bụng.
  • Thực hiện bấm huyệt đều đặn, không lạm dụng. Nếu sau 1-2 ngày không cải thiện, hãy tìm phương pháp điều trị khác.
  • Kết hợp xoa bóp vùng bụng nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm đau hiệu quả hơn.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nước và chất điện giải để bù nước cho cơ thể. Tránh đồ cay nóng, dầu mỡ và thực phẩm dễ gây kích thích đường ruột.
  • Không bấm huyệt nếu đau bụng dữ dội, tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày kèm theo sốt, mất nước hoặc phân có máu, cần đi khám bác sĩ ngay.

Trên đây là cách bấm huyệt chữa đau bụng đi ngoài bạn có thể áp dụng ngay lúc này. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu tình trạng không cải thiện, hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Đừng quên theo dõi Fuji mỗi ngày để cập nhật thêm những mẹo chăm sóc sức khỏe hữu ích nhé!

Ngoài ra, hãy tham khảo và sắm ngay cho mình một chiếc ghế massage toàn thân của Fuji để chăm sóc sức khỏe được chủ động và toàn diện.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Hoành Cốt: Vị trí, công dụng và kỹ thuật kích thích

Huyệt Hoành Cốt: Vị trí, công dụng và kỹ thuật kích thích

Huyệt Hoành Cốt, nằm ở vùng hạ vị, chủ yếu được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến tiết niệu, sinh dục và hỗ trợ giảm tình trạng ...
Huyệt Thượng Liêu: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Thượng Liêu: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Thượng Liêu có vai trò điều hòa khí huyết hiệu quả tại vùng hạ tiêu, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến lưng ...
Huyệt Thượng Quản: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Thượng Quản: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Trong Y học cổ truyền, huyệt Thượng Quản đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề về dạ dày và giảm triệu chứng chóng mặt.