Huyệt Phục Lưu: Vị trí, công dụng và cách bấm huyệt

Huyệt Phục Lưu: Vị trí, công dụng và cách bấm huyệt

Trong y học cổ truyền, huyệt Phục Lưu được xem là một trong những huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Việc tác động đúng cách vào huyệt này có thể giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến thận. Trong bài viết này, Fuji sẽ hướng dẫn các chính xác vị trí chính xác của huyệt, nêu rõ công dụng và cách bấm huyệt chi tiết. Cùng tham khảo nhé!

Cách xác định vị trí huyệt Phục Lưu

Phục Lưu hay còn được biết đến với các tên gọi như huyệt Ngoại Du, Ngoại Mệnh, Ngoại Mạng, Phục Bạch hay Xương Dương. Đây là huyệt vị thứ 7 trong hệ thống kinh Thận, thuộc nhóm huyệt Bổ của kinh thận. Bởi vậy, nó tác dụng tốt trong điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến thận, tuần hoàn máu và hệ tiêu hóa.

Về ý nghĩa tên gọi, huyệt Phục Lưu được các tài liệu y học cổ truyền giải nghĩa như sau: "Phục" có nghĩa là sự trở lại, còn "Lưu" ám chỉ sự lưu thông của dòng chảy. Như vậy, huyệt Phục Lưu được hiểu là điểm huyệt có vai trò quan trọng trong việc khôi phục và duy trì sự lưu thông của các dòng khí, đặc biệt là dòng nước trong cơ thể. Điều này liên quan mật thiết đến chức năng của Thận, bởi Thận là cơ quan chủ yếu điều hòa lượng nước trong cơ thể. Nói cách khác, huyệt Phục Lưu là nơi giúp dòng chảy, nhất là dòng nước, được vận hành trơn tru và ổn định, góp phần quan trọng vào hoạt động của Thận.

Xét về vị trí, huyệt nằm ở mặt trong của cẳng chân, phía trên mắt cá chân trong, trong khe giữa gót chân và cơ cẳng chân phía trước. Huyệt cách đỉnh mắt cá chân trong khoảng 2 thốn, tương đương 2-2,5cm. Từ mắt cá chân đi thẳng dọc theo bờ trong của gân gót, đo khoảng 2 thốn, huyệt nằm ở vị trí lõm nhẹ giữa gân và cơ.

Vị trí huyệt Phục Lưu

Vị trí huyệt Phục Lưu

Tác dụng của huyệt Phục Lưu đối với sức khỏe

Được ví như “đập nước” của cơ thể, Phục Lưu không đơn thuần chỉ là một điểm huyệt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Cụ thể:

1. Tác dụng cơ bản

  • Bổ thận tráng dương: Là huyệt vị gắn bó mật thiết với Thận, bởi vậy Phục Lưu có thể tăng cường chức năng thận, hỗ trợ điều trị suy thận, yếu sinh lý, tiểu đêm. Ở nam giới, huyệt Phục Lưu giúp tăng cường lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, hỗ trợ cải thiện xuất tinh sớm, rối loạn cương dương.
  • Điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ sinh sản: Huyệt Phục Lưu giúp điều chỉnh hoạt động của buồng trứng, giảm rối loạn kinh nguyệt, cải thiện chất lượng trứng và hỗ trợ thụ thai. Đặc biệt, huyệt này có lợi cho phụ nữ tiền mãn kinh, giúp giảm bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm nội tiết tố.
  • Cải thiện tim mạch, huyết áp: Khi kích thích đúng cách, Phục Lưu sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, trái tim trở nên khỏe mạnh, nhịp tim ổn định. Từ đó, giảm nguy cơ đột quỵ cũng như phòng trừ các bệnh lý tim mạch.
  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Thận có vai trò quan trọng trong cân bằng nước, đào thải cặn bã. Lúc này, huyệt Phục lưu gián tiếp giúp cơ thể thải độc, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu và táo bón hiệu quả.
  • Làm đẹp da: Việc tác động huyệt Phục Lưu có thể giúp giảm mụn, giảm thâm nám, hạn chế lão hóa da nhờ khả năng đào thải độc tố qua tiết niệu. Từ đó, giảm nguy cơ mụn nội tiết hay sạm da do thận yếu.

Huyệt Phục Lưu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý có căn nguyên từ thận

Huyệt Phục Lưu hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý có căn nguyên từ thận

2. Tác dụng khi kết hợp với các huyệt vị khác

Huyệt Phục Lưu, khi kết hợp với các huyệt vị khác, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể, từ việc điều hòa khí huyết đến tăng cường chức năng thận và giảm đau nhức:

  • Phục Lưu + Phong Long: Giảm sưng, phù nề tay chân.
  • Phục Lưu + Đại Đô + Phong Long: Giải quyết các vấn đề về tay chân sưng.
  • Phục Lưu + Nhiên Cốc + Thái Xung + Trung Phong: Trị chứng đổ mồ hôi tay chân.
  • Phục Lưu + Thần Khuyết: Trị chứng trúng thủy và trướng đầy.
  • Phục Lưu + Hội Dương: Làm giảm triệu chứng đi tiểu ra máu.
  • Phục Lưu + Thái Xung: Cải thiện khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau sinh.
  • Phục Lưu + Tả Phục Lưu + Bá Lao + Hợp Cốc + Tả Nội Đình: Giải quyết vấn đề thương hàn nhưng không có mồ hôi.
  • Phục Lưu + Lệ Đoài + Thân Mạch: Giảm triệu chứng chân lạnh.
  • Phục Lưu + Hội Dương + Thúc Cốt: Trị tắc ruột, tích tụ ở ruột.
  • Phục Lưu + Liệt Khuyết + Phong Long: Giúp giảm sưng và phù nề tay chân.
  • Phục Lưu + Phế Du + Y Hy: Kiểm soát tình trạng mồ hôi trộm.
  • Phục Lưu + Ế Minh Thận Du + Thủy Phân + Trúc Tân + Túc Tam Lý: Giảm triệu chứng xơ cứng gan.
  • Phục Lưu + Hành Gian + Tam Âm Giao + Túc Tam Lý: Cải thiện khả năng di chuyển khi chân gặp các vấn đề khiến không thể đi lại.
  • Phục Lưu + Ẩn Bạch + Hạ Liêu + Hội Dương + Lao Cung: Trị chứng đi tiểu tiện ra máu.
  • Phục Lưu + Ế Phong + Thận Du + Túc Tam Lý: Giải quyết vấn đề cổ trướng.

Huyệt Phục Lưu khi kết hợp với các huyệt vị khác mang lại tác dụng điều trị bệnh lý tưởng

Huyệt Phục Lưu khi kết hợp với các huyệt vị khác mang lại tác dụng điều trị bệnh lý tưởng

Cách bấm huyệt Phục Lưu chuẩn kỹ thuật

Cách bấm huyệt Phục Lưu không khó, nhưng đòi hỏi sự chính xác trong kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả và tránh gây tổn thương hoặc nhầm lẫn huyệt vị. Dưới đây là cách bấm huyệt chi tiết bạn có thể tham khảo làm theo.

Bước 1: Ngồi thoải mái trên ghế, chân hơi co lại để lộ vùng cẳng chân. Đặt chân lên một điểm tựa như ghế thấp, hay gối sao cho cảm thấy thoải mái và dễ tiếp cận vị trí huyệt.

Bước 2: Xác định vị trí Phục Lưu huyệt theo như mô tả tại nội dung đầu tiên của bài viết.

Bước 3: Day huyệt

  • Dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn vào điểm huyệt với lực nhẹ sau đó tăng dần cho đến khi cảm thấy hơi tức. 
  • Giữ yên như vậy trong 3-5 giây, sau đó vừa ấn vừa day tròn ngón tay theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 10-15 vòng.
  • Thả lỏng dần dần, nghỉ trong 3-5s sau đó lặp lại động tác kết hợp hít thở sâu, nhịp nhàng khi bấm huyệt.
  • Day ấn huyệt trong 2-3 phút và 1-2 lần/ngày và đều đặn trong tuần để cảm nhận kết quả.

Bấm huyệt đúng cách, đúng kỹ thuật để có được hiệu quả tốt nhất

Bấm huyệt đúng cách, đúng kỹ thuật để có được hiệu quả tốt nhất

Lưu ý khi bấm huyệt

  • Không bấm huyệt khi đói, quá no hay có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
  • Không bấm huyệt nếu vùng cẳng chân có vết thương hở, viêm nhiễm hay khi đang sốt cao.
  • Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp, tim mạch hay người có những bệnh lý nghiêm trọng khác, hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn có nên bấm huyệt không.
  • Luôn lắng nghe cơ thể, nếu cảm thấy những dấu hiệu bất thường xuất hiện như buồn nôn, chóng mặt, đau tức dữ dội.

>> Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách thực hiện

Hy vọng rằng, những thông tin chi tiết về vị trí, công dụng và cách bấm huyệt Phục Lưu được Fuji chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng vào việc cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình. Hãy nhớ rằng, việc bấm huyệt cần được thực hiện đúng cách và kết hợp với lối sống lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, để giải tỏa cơn đau nhức nhanh chóng và hiệu quả, hãy trải nghiệm ghế massage Fuji với khả năng định vị và tác động chính xác vào các huyệt đạo.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...