Huyệt Thiên Khu: Vị trí, công dụng và cách tác động

Huyệt Thiên Khu: Vị trí, công dụng và cách tác động

Huyệt Thiên Khu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, điều trị táo bón và cải thiện sức khỏe tổng thể. Hiểu rõ vị trí giải phẫu và các tác dụng của huyệt vị này sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả ứng dụng. Vậy chính xác huyệt Thiên Khu nằm ở đâu? huyệt Thiên Khu có tác dụng gì? Hãy cùng Fuji tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Cách xác định vị trí huyệt Thiên Khu chính xác

Huyệt Thiên Khu, còn được gọi là Du huyệt hay Khổng huyệt. Đây là huyệt vị thứ 25 thuộc Kinh Vị theo y học cổ truyền Việt Nam, đóng vai trò như “cổng thu” năng lượng từ thiên nhiên, giúp điều hòa khí huyết và hỗ trợ các chức năng của cơ thể.

Huyệt Thiên Khu nằm ở hai bên rốn, cách rốn khoảng 2 thốn về mỗi bên, đối xứng nhau qua rốn, tạo thành một đường thẳng ngang, trong đó rốn là trung điểm. Để xác định vị trí huyệt một chính xác, chúng ta áp dụng cách xác định huyệt Thiên Khu như sau:

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng, giữ cơ thể thư giãn để vùng bụng không bị căng cứng.
  • Đặt ngón tay giữa lên rốn, rồi từ rốn đo ngang sang hai bên mỗi bên 2 thốn, tương đương khoảng 4-5 cm.
  • Ấn nhẹ vào vị trí huyệt, nếu cảm giác hơi tức hoặc ê ẩm thì đó chính là điểm chuẩn.

Huyệt Thiên Khu vị trí nằm 2 bên rốn

Huyệt Thiên Khu vị trí nằm 2 bên rốn

Tác dụng của huyệt Thiên Khu đối với sức khỏe con người

Huyệt Thiên Khu có mối liên hệ mật thiết với Kinh Đại Trường và Tỳ Vị. Bởi vậy, nó mang lại vô số tác dụng nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là những tác dụng nổi bật của huyệt Thiên Khu:

  • Hỗ trợ điều trị táo bón: Huyệt Thiên Khu là “khắc tinh” của chứng táo bón nhờ khả năng kích thích nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng khó đại tiện.
  • Giảm đau bụng và rối loạn tiêu hóa: Huyệt này giúp làm dịu các cơn đau bụng do chướng hơi, sôi bụng hoặc rối loạn tiêu hóa, đồng thời giảm đầy hơi và khó tiêu.
  • Điều trị tiêu chảy và đại tiện ra máu: Huyệt Thiên Khu hỗ trợ điều hòa chức năng đường ruột, giảm tiêu chảy và các vấn đề như đại tiện ra máu, đặc biệt ở trẻ em.
  • Cải thiện sức khỏe nữ giới: Đối với phụ nữ, huyệt Thiên Khu mang lại tác dụng điều trị chứng khí hư không đều, đau bụng kinh hay các vấn đề liên quan đến khí huyết.

Cách kết hợp huyệt Thiên Khu với các huyệt đạo khác

Trong điều trị các bệnh lý phức tạp, y học cổ truyền thường ứng dụng phối hợp linh hoạt huyệt Thiên Khu với các huyệt vị khác. Cụ thể:

  • Chứng ăn không tiêu: kết hợp Thiên Khu với Lệ Đoài và Nội Đình.
  • Viêm nhiễm vùng mặt gây sưng tấy: kết hợp Thiên Khu với Hãm Cốc, Phong Long Vị, Xung Dương và Lệ Đoài.
  • Bệnh kiết lỵ: kết hợp Thiên Khu với Chiếu Hải, Công Tôn và Hạ Quản.
  • Tình trạng tiêu chảy: kết hợp Thiên Khu với Liệt Khuyết, Tam Âm Giao, Quan Nguyên và Trung Quản.
  • Đau bụng quanh rốn: kết hợp Thiên Khu với Âm Giao, Túc Tam Lý và Thủy Phân.
  • Kinh nguyệt không đều: kết hợp Thiên Khu với Thủy Tuyền.
  • Chứng dương hư: kết hợp Thiên Khu với Bách Hội và Khí Hải.
  • Bệnh thổ tả: kết hợp Thiên Khu với Khí Hải và Trung Quản.
  • Tiêu chảy: kết hợp Thiên Khu với Túc Tam Lý và Đại Trường Du.
  • Đau bụng kinh: kết hợp Thiên Khu với Quan Nguyên.
  • Đau bụng dưới: kết hợp Thiên Khu với Lương Môn và Túc Tam Lý theo chỉ định của thầy thuốc.

Huyệt Thiên Khu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Huyệt Thiên Khu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Hướng dẫn cách tác động vào huyệt Thiên Khu

Để tối ưu hóa hiệu quả của huyệt Thiên Khu, châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp thường được các bác sĩ Y học Cổ truyền ứng dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết và phân tích chuyên sâu về từng phương pháp:

1. Châm cứu

Châm cứu là kỹ thuật sử dụng kim chuyên dụng để kích thích huyệt đạo, được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia y học cổ truyền. Phương pháp này tác động sâu vào kinh mạch, giúp điều hòa khí huyết và kích thích năng lượng trong cơ thể. Dưới đây là quy trình cụ thể:

Chuẩn bị:

  • Kim châm cứu: Sử dụng kim inox hoặc thép không gỉ, đã được khử trùng bằng cồn y tế hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng. Độ dài kim thường từ 2-5 cm, tùy theo độ sâu cần châm.
  • Dụng cụ vệ sinh: Bông gòn, cồn 70 độ để sát trùng vùng da quanh huyệt.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt như đã hướng dẫn ở nội dung đầu tiên và làm sạch vùng da quanh huyệt.
  • Bước 2: Châm kim thẳng hoặc hơi xiên vào huyệt với góc nghiêng khoảng 15-30 độ.
  • Bước 3: Giữ kim trong khoảng 15-30 phút. Trong thời gian này, có thể xoay nhẹ kim hoặc kết hợp cứu ngải để tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Bước 4: Rút kim nhẹ nhàng theo hướng ngược lại, không kéo mạnh để tránh tổn thương mô. Dùng bông gòn ấn nhẹ vào huyệt trong 10-15 giây để cầm máu (nếu có).

Lưu ý:

  • Chỉ thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm. Không tự ý châm tại nhà nếu chưa được đào tạo.
  • Tránh châm nếu có bệnh lý đông máu, vùng bụng bị viêm nhiễm, phụ nữ đang mang thai, người bị cao huyết áp, có vấn đề về tim mạch.
  • Theo dõi phản ứng sau châm, ngừng nếu đau bất thường.

Châm cứu huyệt Thiên Khu kích thích khí huyết vùng bụng

Châm cứu huyệt Thiên Khu kích thích khí huyết vùng bụng

2. Bấm huyệt

Bấm huyệt Thiên Khu là phương pháp đơn giản, không xâm lấn, phù hợp để tự thực hiện tại nhà hoặc hỗ trợ điều trị hàng ngày. Đây là cách tác động vật lý trực tiếp vào huyệt để kích thích tuần hoàn và giảm triệu chứng tức thời. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Đặt người bệnh ngồi hoặc nằm ngửa trên giường, thả lỏng cơ thể, đặc biệt là vùng bụng để dễ dàng cảm nhận huyệt.
  • Bước 2: Xác định huyệt như đã hướng dẫn ở nội dung đầu tiên.
  • Bước 3: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt với lực vừa phải, sao cho cảm giác tức nhẹ lan tỏa nhưng không gây đau nhói.
  • Bước 4: Day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút mỗi bên, sau đó đổi sang chiều ngược dayi thêm 1 phút để cân bằng năng lượng.
  • Bước 5: Thực hiện 3-5 lần mỗi huyệt, nghỉ 30 giây giữa các lần để cơ thể thích nghi.

Lưu ý:

  • Không bấm khi vừa ăn no hoặc vùng bụng có vết thương.
  • Điều chỉnh lực ấn nhẹ để tránh gây tổn thương mô quanh huyệt và đặc biệt với cho trẻ em và người già.
  • Phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền cẩn trọng khi bấm huyệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Dừng ngay nếu cảm thấy chóng mặt hoặc khó chịu. Theo dõi cơ thể trong 1-2 giờ nếu khó chịu kèm đau tăng hãy đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ.
  • Duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả tối đa.

Cách bấm huyệt Thiên Khu chuẩn

Cách bấm huyệt Thiên Khu chuẩn

>> Tìm hiểu thêm về: Tổng hợp các huyệt đạo trên cơ thể người: Vị trí và tác dụng cụ thể 

Trên đây là tổng hợp thông tin về huyệt Thiên Khu từ vị trí, công dụng cho đến cách bấm huyệt, châm cứu chi tiết. Hy vọng những thông tin trên hữu ích, cung cấp đủ cho bạn những điều cần thiết để ứng dụng vào chăm sóc sức khỏe. Hãy tiếp tục theo dõi Fuji mỗi ngày để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe khác nhé!

Ngoài ra, hãy trải nghiệm ngay ghế massage toàn thân Fuji với công nghệ tiên tiến của chúng tôi, massage sâu các huyệt đạo, giúp thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả ngay tại nhà.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...