Huyệt Thận Du: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thận Du: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thận Du thuộc kinh Bàng Quang, nổi bật với vai trò hỗ trợ chức năng thận, giảm đau thắt lưng và tăng cường sinh lực. Vậy huyệt Thận Du nằm ở vị trí nào? công dụng ra sao và cách châm cứu, bấm huyệt Thận Du như thế nào? Cùng Fuji tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Huyệt Thận Du là gì? Cách xác định vị trí huyệt Thận Du

Huyệt Thận Du là gì? Huyệt Thận Du nằm trên đường kinh nào? Theo các ghi chép trong sách Châm Cứu Đại Thành và Linh Khu, Thận Du là huyệt đạo thứ 23 thuộc kinh Bàng Quang. Tên “Thận Du” xuất phát từ chữ “Thận” chỉ thận, cơ quan chủ về tinh khí và sinh lực. “Du” nghĩa là vận chuyển, ám chỉ vai trò của huyệt trong điều hòa và phân phối khí huyết đến thận.

Huyệt Thận Du vị trí nằm tại vùng thắt lưng, ngang đốt sống thắt lưng thứ 2, cách đường giữa lưng khoảng 1,5 đốt ngón tay. Để xác định vị trí huyệt Thận Du, chúng ta tìm đốt sống lưng thứ nhất, nằm ngay ở đỉnh mào chậu. Từ đốt sống thứ nhất đếm xuống 1 đốt. Từ đó, đo ngang ra 2 bên 1.5 thốn. Ấn nhẹ huyệt, nếu cảm thấy tức chứng tỏ đã xác định chính xác huyệt.

Vị trí của huyệt Thận Du

Vị trí của huyệt Thận Du

Tác dụng của huyệt Thận Du đối với sức khỏe con người

Huyệt Thận Du có tác dụng gì? Với vị trí nằm tại vùng lưng và có mối liên hệ chặt chẽ với thận, huyệt Thận Du chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến thận, vùng lưng. Cụ thể:

1. Bổ thận tráng dương

Huyệt Thận Du nằm trên kinh Bàng Quang, có mối liên hệ trực tiếp với thận. Bởi vậy, khi được kích thích, huyệt mang lại khả năng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe tổng thể nam giới. Tác dụng này đặc biệt hiệu quả với nam giới bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm hoặc tình trạng suy giảm sinh lực do tuổi tác.

Thận Du giúp tăng cường sinh lực bằng cách nâng cao sức khỏe thận

Thận Du giúp tăng cường sinh lực bằng cách nâng cao sức khỏe thận

2. Giảm đau lưng

Thận Du huyệt có vị trí nằm ở vùng thắt lưng, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và cơ liên quan đến cột sống. Do đó, huyệt có tác dụng hỗ trợ chữa trị các chứng đau lưng do ngồi lâu, lao động nặng hay tình trạng đau lưng do thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm nhẹ. Khi kích thích, huyệt giúp thư giãn cơ lưng, tăng cường tuần hoàn máu, giảm áp lực lên cột sống, từ đó làm dịu cơn đau hiệu quả.

3. Cải thiện hệ bài tiết

Huyệt Thận Du nằm trên đường kinh Bàng Quang, có mối liên hệ mật thiết với thận. Trong khi thận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng nước và bài tiết chất thải của cơ thể. Khi tác động đúng cách vào huyệt Thận Du, kinh mạch được kích thích, giúp tăng cường chức năng lọc và thải độc của thận. 

Điều này có thể cải thiện các vấn đề về bài tiết như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không tự chủ, cũng như giảm tình trạng tích nước do thận yếu. Nói cách khác, việc kích thích huyệt Thận Du hỗ trợ chức năng thận hoạt động hiệu quả hơn, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.

Thận Du huyệt gián tiếp cải thiện hệ bài tiết của cơ thể

Thận Du huyệt gián tiếp cải thiện hệ bài tiết của cơ thể

4. Dưỡng huyết

Trong y học cổ truyền, thận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo máu và phối hợp với gan để nuôi dưỡng cơ thể. Huyệt Thận Du, nằm ở vùng lưng dưới, có tác dụng bổ thận âm, từ đó hỗ trợ quá trình sản xuất máu. Điều này có thể giúp cải thiện các triệu chứng thiếu máu như hoa mắt, chóng mặt và cơ thể suy nhược. Đặc biệt, với phụ nữ sau sinh, người suy nhược sau ốm, phẫu thuật có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để kích thích huyệt vị này thường xuyên.

5. Bổ xương, ích tủy

Các nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng, thận chủ cốt tủy, thận khỏe thì xương khớp vững. Điều này cho thấy việc kích hoạt huyệt Thận Du có thể gián tiếp đem lại khả năng bổ xương, ích tủy. Đặc biệt, với người cao tuổi bị loãng xương, đau nhức xương khớp, trẻ em chậm phát triển do thận yếu.

6. Tăng cường sức khỏe sinh sản ở cả nam và nữ

Không chỉ có công dụng tráng dương, bổ thận, huyệt Thận Du còn có thể hỗ trợ nữ giới điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và tăng cường khả năng thụ thai. Với nam giới, huyệt giúp trị di tinh, liệt dương, xuất tinh sớm. Kết hợp huyệt với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ mang lại hiệu quả tối ưu trong việc nâng cao sức khỏe sinh sản.

Cải thiện khả năng sinh sản bằng cách chăm sóc huyệt Thận Du đúng cách

Cải thiện khả năng sinh sản bằng cách chăm sóc huyệt Thận Du đúng cách

7. Cải thiện thị lực do thận suy, tuổi lớn

Có thể bạn không biết nhưng trong Đông y, thận còn liên quan mật thiết đến đôi mắt. Khi thận âm suy, mắt dễ mờ, khô, giảm thị lực nhất là ở người cao tuổi. Lúc này, tác dụng huyệt Thận Du là thận âm, nuôi dưỡng mắt, giúp giảm nhanh các chứng mờ mắt, hoa mắt, mắt kém đi do tuổi tác, thận yếu.

8. Bổ ích cho tai

Trong Đông y, thận còn có tác dụng khai khiếu, khi thận yếu thính lực giảm sút, gây ù tai, điếc tai, khả năng nghe giảm đi rõ rệt. bấm huyệt Thận Du sẽ giúp tăng cường chức năng thận, từ đó đẩy lùi bệnh lý về tai do tuổi tác hoặc thận nhược. Không những vậy, huyệt còn hỗ trợ điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng, giúp tai nghe rõ hơn, hạn chế tiếng ồn khó chịu trong tai.

9. Hiệu quả khi kết hợp huyệt Thận Du với các huyệt khác

Ngoài tác dụng khi kích thích lên chính huyệt, Thận Du khi kết hợp với các huyệt vị khác còn gia tăng công dụng của chính nó cũng như kích thích khả năng của các huyệt vị đi kèm. Điển hình như:

  • Huyệt Thận Du + huyệt Mệnh Môn: Tăng cường bổ thận tráng dương, trị đau lưng mãn tính và nâng cao sinh lực ở cả nam và nữ.
  • Huyệt Thận Du + huyệt Thái Khê: Điều hòa thận âm, trị tiểu đêm, mất ngủ và suy nhược cơ thể.
  • Huyệt Thận Du + huyệt Quan Nguyên: Hỗ trợ điều trị liệt dương, hiếm muộn hoặc suy giảm sinh dục.
  • Huyệt Thận Du +  huyệt Túc Tam Lý: Tăng cường khí huyết, cải thiện tiêu hóa và sức khỏe tổng thể khi thận yếu.
  • Huyệt Thận Du và Mệnh Môn: Nâng cao sức khỏe xương khớp, cải thiện sinh lý, giảm mệt mỏi, suy nhược và tăng cường khí huyết.

Kết hợp huyệt Thận Du với các huyệt vị khác để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe

Kết hợp huyệt Thận Du với các huyệt vị khác để nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe

Cách châm cứu, bấm huyệt Thận Du đúng kỹ thuật

Với những tác dụng trên, có thể khẳng định rằng huyệt Thận Du rất hữu ích với sức khỏe. Vậy làm sao để kích hoạt những công dụng này? Cùng tìm hiểu chi tiết cách châm cứu và bấm huyệt Thận Du sau đây.

1. Châm cứu huyệt Thận Du

Châm cứu huyệt Thận Du là sử dụng kim châm cứu chuyên dụng châm sâu xuống huyệt. Khi tác động, người bệnh có thể thấy đau nhức, thế nhưng sau khi kết thúc, cảm giác nhẹ người rõ rệt, cơ thể sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực. Tuy nhiên, cách thức này đòi hỏi người có tay nghề và chuyên môn cao thực hiện.

Cách châm huyệt Thận Du chuẩn y khoa:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ kim châm, bông gòn, cồn 70 độ.
  • Bước 2: Để người bệnh nằm sấp, thả lỏng cơ thể, nhất là vùng thắt lưng.
  • Bước 3: Xác định vị trí huyệt như đã hướng dẫn ở trên, nằm ở đốt sống thắt lưng thứ 2, cách đường giữa lưng khoảng 1,5 thốn.
  • Bước 4: Châm kim thẳng hoặc hơi chếch về phía cột sống 5-30 độ, độ sâu 0,5-1 thốn, 1-2 cm tùy thể trạng.
  • Bước 5: Khi đạt đến điểm huyệt, người bệnh sẽ cảm thấy tê, tức. Lúc này vê kim nhẹ nhàng sau đó lưu kim từ 15-20 phút.
  • Bước 6: Tiến hành rút kim nhẹ nhàng và từ từ sau đó dùng bông gòn ấn nhẹ vào huyệt để tránh chảy máu. Nghỉ ngơi từ 5-10 phút để theo dõi cơ thể.

Châm cứu huyệt Thận Du là kỹ thuật nâng cao trong Đông y

Châm cứu huyệt Thận Du là kỹ thuật nâng cao trong Đông y

2. Bấm huyệt Thận Du

Bấm huyệt Thận Du là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và có thể áp dụng ngay tại nhà nếu nắm rõ kỹ thuật. Phương pháp này giúp kích thích huyệt bằng lực từ ngón tay thông qua các thao tác day, bấm, xoa nhằm khai thông khí huyết, giảm đau lưng, bổ thận mà không gây nguy hiểm như châm cứu.

Cách bấm huyệt Thận Du đúng chuẩn:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt ở hai bên cột sống, ngang với đốt sống thắt lưng số 2, cách cột sống khoảng 1,5 thốn.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa ấn mạnh vào huyệt, giữ từ 30 giây – 1 phút.
  • Bước 3: Day ấn nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để kích thích huyệt và thư giãn cơ lưng.
  • Bước 4: Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, đặc biệt vào buổi sáng và tối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bấm huyệt Thận Du đúng cách ngay tại nhà

Bấm huyệt Thận Du đúng cách ngay tại nhà

Lưu ý quan trọng cần nắm khi tác động lên huyệt Thận Du

Thủ thuật châm cứu bấm huyệt Thiên Du cơ bản không khó nhất là bấm huyệt. Thế nhưng, khi tác động chúng ta vẫn cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Cần xác định huyệt Thận Du chuẩn xác vì khi sai tác dụng không hiệu quả, thậm chí gây ra những tác dụng phụ khác.
  • Không tự ý châm cứu, chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ Đông y, chuyên gia có kinh nghiệm.
  • Khi bấm huyệt, tránh dùng lực quá mạnh để tránh gây tổn thương hoặc làm đau cơ vùng lưng.
  • Tránh bấm huyệt nếu bệnh nhân có chấn thương hoặc viêm nhiễm vùng lưng dưới.
  • Phụ nữ mang thai, những người có vấn đề về huyết áp thấp, suy thận cấp, thận có sỏi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tác động.
  • Không nên tác động lên huyệt khi đang mệt mỏi, đói hoặc vừa ăn no sẽ làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây khó chịu.
  • Sau khi tác động lên huyệt Thận Du, nếu có bất kỳ dấu hiệu khó chịu, chóng mặt, mệt mỏi cần dừng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các câu hỏi liên quan đến huyệt Thận Du

Dưới đây là các câu hỏi phổ biến liên quan đến huyệt Thận Du:

Câu 1: Đau ở huyệt Thận Du là bị sao?

Đau tại huyệt Thận Du không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến thận mà còn có thể là cảnh báo sớm của các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây đau tại huyệt Thận Du:

  • Thận yếu kèm theo tiểu đêm, mệt mỏi, yếu sinh lý.
  • Đau lưng do thoái hóa đốt sống, thoát vị đãi đệm chèn lên vùng thắt lưng.
  • Tác động sai như châm cứu hoặc bấm huyệt quá mạnh cũng có thể khiến huyệt đau, tức.

Để xử lý, người bệnh cần:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, massage nhẹ nhàng, tắm nước ấm hoặc chườm ấm để thư giãn vùng da quanh huyệt.
  • Nếu đau kéo dài, kèm các triệu chứng nghiêm trọng, hãy thăm khác bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.

Câu 2: Xác định Huyệt Thận Du thuộc kinh nào?

Như đã chia sẻ, huyệt Thận Du thuộc kinh Bàng Quang, là huyệt vị thứ 23 với khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đặc biệt đến thận, chức năng thận.

Câu 3: Châm cứu và bấm huyệt Thận Du cái nào tốt hơn?

Để đánh giá châm cứu và bấm huyệt Thận du cái nào tốt hơn, chúng ta cần xem xét về tác dụng. Cụ thể:

  • Châm cứu hiệu quả cao đối với các bệnh mãn tính, đau nhiều. Phương pháp này cũng không dễ thực hiện, cần chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm thao tác.
  • Bấm huyệt phù hợp với các triệu chứng nhẹ, mệt mỏi cần thư giãn và có thể tự thực hiện tại nhà.

Vậy châm cứu và bấm huyệt Thận Du cái nào tốt hơn?

Trả lời: Bấm huyệt sẽ là lựa chọn tốt hơn nếu bạn chỉ có triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, căng thẳng hoặc đau lưng nhẹ và muốn tự thực hiện tại nhà. Trong khi đó, châm cứu phù hợp hơn với các cơn đau nhiều, bệnh mãn tính nhưng phụ thuộc vào người thực hiện có kinh nghiệm.

>> Tìm hiểu thêm: Bấm huyệt là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách thực hiện

Trên đây là cách xác định huyệt Thận Du từ vị trí, công dụng cho đến cách bấm huyệt Fuji chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và giúp bạn khai thác được tối đa công dụng của huyệt vị vàng này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo máy massage, ghế massage thương hiệu Fuji với các bài tập đã được lập trình sẵn để chăm sóc sức khỏe chính mình và người thân nhé!

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...