Danh mục tin tức
Hướng dẫn cách bấm huyệt trị ho an toàn, hiệu quả tại nhà
Bạn bị ho dai dẳng, bị hành hạ bởi những cơn ho “thắt ruột”? Hãy thử áp dụng ngay các phương pháp bấm huyệt trị ho được các bác sĩ y học cổ truyền thường xuyên áp dụng cho bệnh nhân của mình qua bài viết dưới đây của Fuji nhé!
Theo y học cổ truyền, cảm cúm, ho, đau họng nguyên nhân do phong tà xâm nhập. Lúc này, các chức năng của phế quản mất khả năng điều hòa, hệ miễn dịch của cơ thể kém đi và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây ra một số bệnh nhiễm trùng.
Những cơn ho dai dẳng, xuất hiện đột ngột và dữ dội vào đêm và sáng sớm. Ho kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức và khó chịu. Bấm huyệt trị ho, giảm viêm họng hiện được cho là cách giảm nhanh các cơn ho hiệu quả.
Trên thực tế, bấm huyệt sử dụng các tác động chính gồm day, bấm, điểm, xát và miết ở các điểm huyệt đạo giúp cơ thể đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, giải trừ tà khí.
Cơ chế tác động cụ thể như sau:
Tình trạng ho kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Từ các kinh nghiệm dân gian cho đến các nghiên cứu y khoa hiện đại đều đã ghi nhận công dụng thực sự của các cách bấm huyệt trị ho. Đặc biệt, phương pháp này không hề tốn kém và có thể tự thực hiện tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết được Fuji tổng hợp và gửi đến bạn.
Huyệt Dũng Tuyền là một trong 27 huyệt đạo châm cứu và là 1 trong 3 tam tài huyệt. Huyệt nằm ở lòng bàn chân, tại chỗ lõm giữa 1/3 trước gan bàn chân. Chức năng chính của huyệt là thanh Thận nhiệt, trị suy nhược thần kinh, ho và mất ngủ.
Cách bấm huyệt chữa ho với huyệt Dũng Tuyền:
Vị trí huyệt Dùng Tuyền
Theo sách Trung Y Cương Mục, huyệt Xích Trạch là nơi giao thoa giữa 2 luồng khí trong và ngoài cơ thể. Khi tác động đúng cách, huyệt vị này sẽ mang lại tác dụng tiêu trừ độc tố, chủ trị các chứng đau khuỷu tay, chữa ho, hen suyễn và viêm amidan hiệu quả.
Cách thực hiện bấm huyệt Xích Trạch trị ho:
Bấm huyệt trị ho Xích Trạch
Huyệt khổng tối được coi là điểm quan trọng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp và phế quản. Huyệt nằm trên cổ tay, mặt trong cẳng tay, cách nếp gấp cổ tay khoảng 7cm.
Cách thực hiện bấm huyệt Khổng Tối trị ho:
Vị trí huyệt Khổng tối
Huyệt Thái Uyên hay còn gọi là Thái Phiên, Quỷ Tâm hay Quỷ Thiên. Đây là huyệt thứ 9 của Kinh Phế, nằm trên lằn chỉ ngang của cổ tay, phía dưới ngón tay cái và chỗ lõm trên động mạch quay. Thái Uyên thuộc hành Thổ, có liên quan trực tiếp đến việc điều trị các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, ho hen,... Do đó, khi bấm bấm huyệt trị họ người bệnh sẽ cảm thấy cơn ho giảm đi rõ rệt.
Cách bấm huyệt Thái Uyên
Huyệt Thái Uyên nằm trên tay
Huyệt Phế Du hay thường được gọi là Phế Du huyệt. Đây là huyệt đạo nằm gần phổi nên dân gian còn hay gọi với tên khác là “huyệt phổi”. Phế Du là huyệt thứ 13 trên cơ thể nằm ở vùng Bàng Quang kinh. Nếu thường xuyên bấm huyệt, Phế Du có thể hỗ trợ trị lao phổi, viêm phế quản, suyễn, thậm chí dùng để chữa các bệnh ra mồ hôi trộm, lẹo mắt,...
Cách bấm huyệt trị họ Phế Du
Huyệt Phế Du nằm sau gáy
Huyệt Khúc Trì hay huyệt Dương Trạch, Quỳ Cự là huyệt nằm trên tay, đoạn gập cong tay, chỗ lõm giống với cái ao nơi khuỷu tay. Đây là huyệt thứ 11 của kinh Thủ Dương minh Đại trường, là huyệt thuộc hành Thổ có tính chất toàn thể và linh hoạt để điều trị nhiều bệnh lý toàn thân, trong đó có bệnh lý liên quan đến ho, phế quản.
Cách bấm huyệt Khúc Trì:
Cách bấm huyệt chữa ho Khúc Trì
Theo y học cổ truyền, Đại Lăng được là huyệt thứ 7 thuộc Tâm bào lạc kinh. Huyệt Đại Lăng nằm giữa nếp gấp cổ tay, ngay dưới lòng bàn tay. Huyệt giúp điều hòa khí huyết, giảm căng thẳng và hỗ trợ điều trị ho hiệu quả.
Cách bấm huyệt Đại Lăng:
Vị trí huyệt Đại Lăng
Huyệt Phong Trì được coi là áo chứa gió từ bên ngoài vào phổi. Do đó, khi được đả thông, huyệt mang lại khả năng thanh nhiệt, thông họng, cải thiện các triệu chứng đau rát, ho khan, ho khò khè do viêm họng rất hiệu quả. Không những vậy, khi bấm huyệt trị ho đúng cách, tình trạng đau đầu, mệt mỏi cũng có thể giảm đi nhanh chóng.
Cách bấm huyệt Phong Trì trị viêm họng:
Vị trí huyệt Phong Trì trị viêm họng
Trung Phủ là huyệt quan trọng thuộc kinh Phế - kinh mạch của phổi, còn được gọi là huyệt Mộ của phế, nơi khí của phổi hội tụ. Đây là một trong những huyệt chính để điều trị các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là các tình trạng ho khan, ho có đờm.
Trung Phủ nằm ở vùng ngực, cách xương đòn khoảng 6 thốn (12-15cm), giữa đường nối từ giữa xương đòn xuống xương sườn thứ nhất, cách đường giữa ngực khoảng 1 thốn (2-3 cm).
Cách bấm huyệt trị ho đờm, ho khan tại Trung Phủ:
Đản Trung thuộc nhâm mạch, là huyệt quan trọng ở vùng ngực, nơi khí của phổi và họng giao thoa, có vai trò điều hòa hô hấp và làm dịu cổ họng. Huyệt nằm chính giữa xương ức, ngang với khoảng gian sườn thứ 4, thường là ngang với núm vú ở nam giới.
Tác dụng chính của huyệt trong Đông y gồm thông khí, giảm đau ngực, an thần, làm dịu họng và điều hòa khí huyết vùng ngực. Trong điều trị ho, huyệt đặc biệt hiệu quả với ho ngứa cổ, ho do kích ứng họng.
Cách bấm huyệt trị ho viêm họng, ngắt cơn ho Đản Trung:
Liệt Khuyết là huyệt thuộc kinh Phế, còn được gọi là huyệt Lạc, nơi kết nối khí huyết giữa kinh Phế và các kinh khác. Huyệt nằm ở cổ tay, cách nếp gấp cổ tay 1,5 thốn, khoảng 3cm, hướng về phía xương quay. Huyệt hiệu quả với ho viêm họng, ho kèm đau họng, đờm loãng, ho do cảm lạnh hoặc kích ứng.
Cách bấm huyệt chữa ho viêm họng Liệt Khuyết:
Bấm huyệt trị ho là phương pháp hiệu quả nhưng cần thực hiện đúng cách. Bởi trên cơ thể có nhiều huyệt đạo, chỉ cần “không may” thì tác dụng có thể ngược lại, gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những lưu ý quan trọng được các chuyên gia khuyến cáo.
Ngoài phương pháp bấm huyệt trị ho đờm, bấm huyệt trị ho khan, Đông y còn cung cấp nhiều phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị ho. Đặc biệt, trong nhiều trường hợp trẻ nhỏ sức khỏe kém, không hợp tác. Dưới đây là các bài chữa ho hiệu quả, an toàn tuyệt đối bạn có thể tham khảo:
1. Trà gừng mật ong
- Công dụng: Làm ấm phổi, giảm ho ngứa cổ (140), hóa đờm và tăng đề kháng.
- Cách dùng:
2. Chườm nóng vùng ngực
- Công dụng: Kích thích tuần hoàn, giảm ho khó thở và làm dịu phổi.
- Cách dùng:
3. Xông hơi thảo dược
- Công dụng: Thông mũi, giảm ho sổ mũi, làm dịu cổ họng.
- Cách dùng:
4. Nước lê hấp đường phèn
- Công dụng: Nhuận phổi, giảm ho khan, làm dịu cổ họng.
- Cách dùng:
>> Tham khảo thêm: Tổng hợp các cách massage giảm ho cho bé an toàn, hiệu quả
Trên đây là tổng hợp hướng dẫn bấm huyệt trị họ tại nhà bạn có thể tham khảo thực hiện. Các bước thực hiện rất đơn giản, tuy nhiên cần cẩn trọng. Do đó, hãy để tâm đến những lưu ý của Fuji chia sẻ và thăm khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu bất thường nhé!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
CÁC TIN KHÁC