Bấm huyệt trị đau đầu gối từ lâu đã được coi là phương pháp chữa bệnh an toàn trong Y học cổ truyền. Vậy đau đầu gối bấm huyệt nào? Hãy cùng Fuji tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối
Đau đầu gối là tình trạng nhiều người gặp phải do chấn thương hoặc liên quan đến bệnh lý xương khớp như:
1. Do chấn thương
Khi đầu gối bị chấn thương sẽ làm ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc túi hoạt dịch quanh khớp gối, xương, sụn, dây chằng… Chấn thương thường phải có thể kể đến như:
- Tổn thương dây chằng: Người thường xuyên vận động mạnh dễ làm dây chằng bị giãn hoặc đứt. Tổn thương dẫn đến những cơn đau ở khớp gối, đi lại gặp nhiều hạn chế.
- Sụn chêm bị tổn thương: Sụn chêm là phần đệm giữa xương chày với xương đùi. Khi sụn bị rách hoặc kẹt sẽ khiến đầu gối bị trẹo gây đau đớn.
- Gãy xương: Xương đầu gối và xương bánh chè có thể bị gãy do tai nạn khiến cho bước đi bị yếu.
- Trật khớp chè đùi: Xương bánh chè bị trượt dẫn đến lệch ra bên ngoài đầu gối. Điều đó gây ra sưng đau tại đầu gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Đầu gối phải hoạt động quá mức hoặc chấn thương khiến bao dịch hoạt bị viêm dẫn đến sưng đau đầu gối.
2. Do bệnh lý xương khớp
Một số trường hợp, đầu gối bị đau do mắc bệnh lý về xương khớp như:
- Khớp gối thoái hóa: Người sau tuổi 50, sụn gối bị thoái hóa dần dần khiến cho khớp bị sưng đau khi cử động.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là tình trạng tự miễn dịch làm ảnh hưởng hầu hết các khớp, kể cả khớp gối. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mãn tính, mức độ nghiêm trọng khác nhau.
- Bệnh gout: Bệnh gây rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, xương khớp gây chèn ép dây thần kinh cảm giác. Gout không chỉ biểu hiện ở ngón chân mà tác động lên cả khớp gối.
- Bàn chân bẹt: Lòng bàn chân phẳng sẽ làm căng thẳng cho dây chằng của đầu gối khiến khớp gối bị lệch làm tăng nguy cơ thoái hóa.
Bấm huyệt giúp giảm đau đầu gối như thế nào?
Bấm huyệt giảm đau đầu gối là phương pháp được áp dụng trong Đông y từ lâu. Liệu pháp này sẽ tác động đến các huyệt đạo ở đầu gối, giúp đả thông kinh mạch. Nhờ đó máu có thể lưu thông cũng như giải phóng dòng khí ứ trệ tại khớp gối. Ngoài giảm nhanh cơn đau khớp gối, bấm huyệt trị đau đầu gối còn mang đến một số lợi ích như:
- Thúc đẩy máu lưu thông đến khớp, tăng cường khả năng phục hồi và chữa lành tổn thương ở ổ khớp.
- Hỗ trợ giảm sưng là viêm ở đầu gối.
- Tăng cường sản xuất dịch mới ở khớp gối.
- Cải thiện tình trạng cứng khớp gối.
Mặc dù, liệu pháp này giúp phục hồi chức năng khớp một cách an toàn và không xâm lấn, nhưng cần kiên trì mới thấy tác dụng.
Đau đầu gối bấm huyệt nào? Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau đầu gối
Bấm huyệt nào trị đau đầu gối là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, khi bấm huyệt cần thực hiện đúng kỹ thuật mới đem lại hiệu quả và tránh được rủi ro.
1. Huyệt chữa đau đầu gối
Trong Đông y, khi bấm huyệt trị đau đầu gối sẽ tập trung vào 12 huyệt quanh khớp gối sau:
- Huyệt A thị: Vị trí linh hoạt thường được xác định bằng cách dùng tay ấn nhẹ, chỗ nào đau nhất là huyệt A thị. Khi bấm huyệt này sẽ tăng cường lưu thông máu, giảm đau.
- Huyệt Lương khâu: Khi duỗi đầu gối sẽ xuất hiện khe giữa cơ ngoài với cơ thẳng phía trước cơ tứ đầu. Nó nằm cách xương bánh chè 6cm. Bấm huyệt Lương khâu sẽ giải phóng dây thần kinh bị chèn ép giúp điều trị viêm khớp gối.
- Huyệt Độc tỵ: Nằm tại chỗ lõm mặt bên ngoài của xương bánh chè. Khi bấm huyệt này sẽ giảm nhanh cơn đau ở đầu gối.
- Huyệt Tất nhãn: Ở vị trí đối diện của huyệt Độc tỵ tại mặt trong đầu gối. Tác dụng lực vừa phải giúp khí huyết lưu thông, tăng khả năng vận động.
- Huyệt Dương lăng tuyền: Nằm trên mặt ngoài ống chân cách đầu gối 3cm. Huyệt này có tác dụng giảm đau nhức, giảm đau do viêm khớp, co duỗi đầu gối dễ dàng hơn.
- Huyệt Âm lăng tuyền: Nằm ở mặt trong cẳng chân tại chỗ lõm tiếp giáp đường thẳng và đường cong sau xương chày. Công dụng tương tự huyệt Dương lăng tuyền.
- Huyệt Hạc đỉnh: Nằm chính giữa bên trên của xương bánh chè. Khi bấm huyệt sẽ giảm đau và sưng tại khớp gối.
- Huyệt Ủy trung: Nằm chính giữa lằn chỉ ngang nếp gấp ở sau đầu gối. Người bệnh bị viêm khớp gối nên bấm huyệt Trung ủy để giảm tê, cải thiện co cơ bắp chi dưới.
- Huyệt Huyết hải: Từ bên trong của đầu xương bánh chè đi thẳng lên khoảng 4cm. Bấm huyệt này sẽ thúc đẩy máu lưu thông, tăng cường dinh dưỡng đến khớp gối bị viêm.
- Huyệt Túc tam lý: Ngồi trên ghế, cẳng chân và đùi tạo thành góc 90 độ. Huyệt nằm tại vị trí vuông góc đó. Huyệt có công dụng tăng tuần hoàn máu và tăng khả năng miễn dịch.
- Huyệt Thừa sơn: Nằm ở cuối bắp chân tại chỗ lõm của khe cơ sinh đôi trong và ngoài. Bấm huyệt Thừa sơn sẽ tăng khả năng vận động của người liệt chi dưới.
- Huyệt Tất dương quan: Khi ngồi, chân và đùi tạo thành góc 90 độ thì huyệt nằm tại chỗ lõm phía trên bên ngoài đầu gối.
2. Hướng dẫn bấm huyệt chữa bệnh đau đầu gối
Thông thường, xoa bóp và bấm huyệt thường song hành cùng nhau. Cách bấm huyệt điều trị đau đầu gối sẽ thực hiện như sau:
- Bước 1: Thực hiện làm ấm bằng tay trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt.
- Bước 2: Áp lòng bàn tay trên khớp gối rồi xoa nhẹ nhàng khoảng 1 phút.
- Bước 3: Sử dụng gốc bàn tay day một lực mạnh hơn tại đầu gối đang đau trong 2 phút.
- Bước 4: Sử dụng 2 ngón tay cái miết đầu gối từ trong ra ngoài.
- Bước 5: Đưa hai bàn tay nắn bóp nhẹ quanh đầu gối và những khu vực lân cận
- Bước 6: Sau khi xoa bóp khoảng 3 - 4 phút thì tiến hành bấm vị trí các huyệt quanh đầu gối bên trên để chữa đau đầu gối.
- Bước 7: Dùng ngón tay trỏ day và ấn các huyệt với lực vừa phải từ 1 - 3 phút.
>> Tìm hiểu thêm: Cách sử dụng ghế massage cho người tai biến an toàn, hiệu quả
Một vài lưu ý khi bấm huyệt trị đau đầu gối
Mặc dù bấm huyệt trị đau đầu gối không xâm lấn lại an toàn nhưng khi thực hiện cần lưu ý:
- Cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên môn về vị trí, kỹ thuật day ấn khi muốn thực hiện tại nhà. Điều này sẽ tránh được tình trạng xác định sai huyệt vị dẫn đến đau nhức trầm trọng.
- Phụ nữ có thai không nên bấm huyệt trị đau khớp bởi, tử cung có thể bị co bóp dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Bấm huyệt quanh vùng đầu gối sẽ làm một số bệnh nội khoa thêm nặng. Vì vậy cần phải thông báo đến bác sĩ khi bạn có bệnh nội khoa.
- Không để móng tay khi bấm huyệt và cần vệ sinh sạch sẽ tay trước khi thực hiện.
- Không thực hiện bấm huyệt nếu đầu gối có vết thương hở, nhiễm trùng.
- Chỉ nên sử dụng một lực vừa phải khi xoa bóp bấm huyệt để không gây tổn thương thêm cho vùng bị đau.
- Bấm huyệt cần thời gian mới phát huy hết tác dụng. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện 2 lần/ ngày, mỗi lần 20 phút và duy trì thực hiện trong 10 ngày liên tục.
- Trong thời gian bấm huyệt không nên vận động quá sức để tránh tạo sức ép lên khớp gối.
- Nên kết hợp bấm huyệt với chườm nóng hoặc lạnh để tăng hiệu quả.
- Chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế lao động nặng và chơi thể thao cường độ mạnh.
Ngoài ra, bên cạnh phương pháp bấm huyệt trị đau đầu gối, sử dụng ghế massage toàn thân đang trở thành một giải pháp hưu hiệu. Bằng việc sử dụng các con lăn thông minh, tác động sâu vào các nhóm cơ xung quanh khớp gối, kết hợp với nhiệt hồng ngoại, ghế massage Fuji giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm viêm và sưng hiệu quả. Từ đó, cơn đau sẽ được xoa dịu đáng kể, giúp bạn lấy lại sự linh hoạt cho đôi chân.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc đau đầu gối bấm huyệt nào và hướng dẫn cách bấm huyệt trị đau đầu gối. Phương pháp trị liệu này đã được chứng minh về hiệu quả phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên, kỹ năng bấm huyệt cần được thực hiện bởi bác sĩ Đông y có chuyên môn.