Châm cứu bấm huyệt là gì? Tác dụng và cách phân biệt

Châm cứu bấm huyệt là gì? Tác dụng và cách phân biệt

Châm cứu bấm huyệt là hai phương pháp trị liệu không dùng thuốc trong y học cổ truyền. Tác dụng chính là cải thiện sức khỏe và hỗ trợ nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai phương pháp này. Để sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả tối đa, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Fuji để thấy được sự khác biệt giữa châm cứu và bấm huyệt nhé!

Hiểu đúng về châm cứu và bấm huyệt

Cả châm cứu bấm huyệt đều dựa trên nguyên lý điều hòa khí huyết, khai thông kinh mạch và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Tuy nhiên, mỗi phương pháp sẽ có cách tác động khác nhau. Cụ thể:

1. Châm cứu là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng

Châm cứu sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể

Châm cứu sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể

Châm cứu là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng kim châm nhỏ, mảnh để tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể. Phương pháp xuất hiện từ khoảng 3.000 - 5.000 năm trước tại Trung Quốc sau đó phát triển mạnh mẽ và lan rộng sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Ban đầu, người xưa sử dụng các mảnh đá nhọn gọi là bi thạch để châm vào huyệt đạo. Sau này được thay thế bằng kim châm bằng tre, đồng, bạc và cuối cùng là kim thép không gỉ. Ngày nay, châm cứu đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp trị liệu hiệu quả, và đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu.

Châm cứu là một phương pháp điều trị truyền thống, bằng việc châm kim kích thích các dây thần kinh, từ đó gửi tín hiệu đến não bộ và tủy sống, giải phóng endorphin và các chất giảm đau tự nhiên khác. Ngoài tác dụng giảm đau, châm cứu còn mang lại nhiều lợi ích khác như cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, bao gồm các vấn đề tiêu hóa, mất ngủ, căng thẳng, đau đầu, huyết áp cao, rối loạn kinh nguyệt và các bệnh mãn tính như tiểu đường, viêm khớp và thoái hóa cột sống.

2. Bấm huyệt là gì? Cơ chế hoạt động và tác dụng

 

Bấm huyệt sử dụng các tác động ấn, véo, gõ,.. lên các huyệt vị

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu xuất phát từ y học cổ truyền Trung Hoa. Người bấm huyệt sẽ sử dụng tay hoặc các dụng cụ chuyên biệt để tác động ấn, véo, gõ, xoa lên các huyệt vị, giúp kích thích tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và giảm đau. 

Bấm huyệt hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh trên cơ thể. Khi các dây thần kinh này được kích thích, chúng sẽ gửi tín hiệu đến não bộ và tủy sống. Não bộ và tủy sống sau đó sẽ phản ứng lại bằng cách giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm đau và tạo cảm giác thư giãn.

Hiện nay, không chỉ phổ biến ở Trung Quốc, phương pháp này phát triển rất mạnh mẽ tại các quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Nhật Bản,... thường được các thầy thuốc Đông y sử dụng để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.

Phân biệt châm cứu bấm huyệt

Mặc dù đều dựa trên nguyên lý kích thích các dây thần kinh tại vị trí các huyệt đạo trên cơ thể, nhưng châm cứu và bấm huyệt có sự khác biệt rõ ràng về cách thực hiện và mức độ tác động. Dưới đây là bảng so sánh 2 phương pháp này bạn có thể tham khảo và nhận biết.

Các đề mục so sánh

Châm cứu

Bấm huyệt

Nguyên lý

Sử dụng kim châm để tác động vào huyệt đạo, kích thích dòng chảy khí huyết trong kinh lạc.

Dùng lực của tay như ngón cái, ngón trỏ, lòng bàn tay để ấn, day, miết lên huyệt nhằm khai thông khí huyết.

Dụng cụ

Kim châm (bằng thép, bạc hoặc vàng).

Không cần dụng cụ, chỉ dùng tay.

Mức độ tác động

Xâm lấn nhẹ, kim châm đâm vào da với độ sâu nhất định.

Không xâm lấn, tác động trên bề mặt da.

Cảm giác khi thực hiện

Cảm giác châm chích nhẹ, có thể tê bì hoặc tức tại vị trí châm kim.

Cảm giác được xoa bóp, day nhẹ nhàng hoặc hơi đau tùy theo lực bấm.

Tác dụng

Giảm đau, hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh, cơ xương khớp, tiêu hóa, hô hấp,...

Thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau nhức.

Thời gian hiệu quả

Tác động sâu, hiệu quả lâu dài nhưng cần thực hiện bởi chuyên gia.

Hiệu quả lâu dài, cần thực hiện bởi chuyên gia.

Ứng dụng phổ biến

Điều trị bệnh lý mãn tính như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa,...

Giảm đau đầu, đau vai gáy, đau bụng kinh, thư giãn cơ bắp, hỗ trợ lưu thông máu.

 

Những cấm kỵ trong châm cứu và bấm huyệt

Các cấm kỵ khi châm cứu bấm huyệt

Các cấm kỵ khi châm cứu bấm huyệt

Dù có nhiều lợi ích, nhưng châm cứu bấm huyệt không phải lúc nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Một số trường hợp cần thận trọng hoặc tránh áp dụng gồm:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu không nên châm cứu hoặc bấm huyệt ở một số vị trí dễ gây kích thích co bóp tử cung.
  • Người mắc bệnh tim mạch nghiêm trọng, huyết áp quá cao hoặc quá thấp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Không châm cứu hoặc bấm huyệt trên vùng da bị viêm nhiễm, lở loét hoặc có vết thương hở.
  • Người có cơ địa quá yếu, bị suy nhược nặng hoặc đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật không nên thực hiện liệu pháp này quá thường xuyên.
  • Không thực hiện châm cứu bấm huyệt khi người bệnh đang trong trạng thái sợ hãi, tức giận. Nếu bệnh nhân quá căng thẳng hoặc mệt mỏi, hãy để họ nghỉ ngơi 30 phút.
  • Không sử dụng kỹ thuật bấm huyệt mạnh sau khi ăn no hoặc quá đói. Nếu không, người được bấm huyệt có thể cảm thấy mệt mỏi. Thời điểm thực hiện châm cứu và bấm huyệt tối nhất là sau ăn 30 phút.

Châm cứu bấm huyệt ngày càng được nhiều người yêu thích, lựa chọn nhờ những công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, đây là 2 kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác cao. Do đó, bạn nên đến các địa chỉ uy tín để được hỗ trợ thay vì tự thực hiện tại nhà để tránh những hậu quả không mong muốn. Tiếp tục theo dõi Fuji mỗi ngày để cập nhật những kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích nhất nhé!

Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe toàn diện và chủ động hơn, hãy mua ngay sản phẩm ghế massage toàn thân của Fuji chúng tôi. Sản phẩm được thiết kế với công nghệ tiên tiến, giúp xoa bóp chuyên sâu vào các huyệt đạo trên cơ thể, từ đó giảm đau nhức, căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tổng thể.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt tử cung nằm tại ngực, có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, tức ngực, cân bằng năng lượng, điều hòa tâm thần. Xem ngay hướng dẫn cách châm ...
Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Bấm huyệt ra kinh nguyệt có thực sự hiệu quả? Bấm huyệt nào để “bà dì” nhanh đến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Đầy bụng khó chịu? Hãy thử ngay bấm huyệt chữa đầy bụng! Chỉ với 2 phút thực hiện các thao tác đơn giản, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu rõ rệt.