Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình tại nhà

Rối loạn tiền đình khiến bạn liên tục chóng mặt, buồn nôn, mất thăng bằng. Để phòng tránh và điều trị bệnh, các bác sĩ Đông y khuyên rằng nên thực hiện bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đều đặn mỗi ngày. Cách làm đơn giản, an toàn mà hiệu quả thì “bất ngờ”. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ các huyệt và cách bấm huyệt tiền đình chuẩn xác nhé!

Tác dụng của bấm huyệt trong hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình gây ra nhiều bất tiện, mệt mỏi và nguy hiểm cho người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tắc nghẽn mạch máu, khiến các cơ quan tiền đình nằm sau hai ốc tai không nhận đủ dưỡng chất. Khi đó, chức năng giữ thăng bằng và kiểm soát vận động bị suy giảm, dẫn đến triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau đầu, mờ mắt và buồn nôn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rối loạn tiền đình có thể được cải thiện đáng kể nếu điều trị sớm. Một trong những phương pháp hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng là bấm huyệt.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đem lại hiệu quả cao mà an toàn, tự nhiên

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình đem lại hiệu quả cao mà an toàn, tự nhiên

Theo đó, bấm huyệt trị rối loạn tiền đình sẽ kích thích tuần hoàn máu, khiến máu lên não, lên các cơ quan tiền đình tốt hơn. Hệ thần kinh cũng sẽ được kích thích, giúp thư giãn, giảm stress - nguyên nhân chính gây rối loạn tiền đình.

Các vị trí để bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình hiệu quả nhất trong Đông Y

Bấm huyệt rối loạn tiền đình đúng cách giúp cải thiện bệnh hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Vậy cách bấm huyệt ra sao, chi tiết như nào? Dưới đây sẽ là hướng dẫn của Fuji, bạn hãy tham khảo và thực hiện theo nhé!

1. Huyệt Ngoại Quan

Huyệt Ngoại Quan là huyệt đạo thứ 5 của kinh Tam Tiêu, bắt nguồn từ Thiên Kinh Mạch. Huyệt nằm ngay trên mặt lưng cổ tay, cách lằn cổ tay khoảng 2 thốn (khoảng 3-4 cm). Trong Đông y, tác dụng chính của huyệt là điều hòa kinh Tam Tiêu, thông kinh lạc, giảm chóng mặt, đau đầu, ù tai, cải thiện tuần hoàn máu não. Bởi vậy, đây sẽ là huyệt vị rất hiệu quả khi thực hiện bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình.

Cách bấm huyệt chữa bệnh tiền đình Nội Quan như sau:

  • Bước 1: Xác định chính xác vị trí huyệt và đặt tay phải lên tay trái (hoặc ngược lại), sau đó dùng ngón tay cái ấn vào điểm giữa cổ tay.
  • Bước 2: Day ấn nhẹ nhàng theo vòng tròn, khoảng 1-2 phút kết hợp hít thở đều, tập trung vào cảm giác thư giãn từ huyệt.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác từ 2-3 lần để phòng và điều trị bệnh.

Bấm huyệt Ngoại Quan chữa rối loạn tiền đình

Bấm huyệt Ngoại Quan chữa rối loạn tiền đình

2. Huyệt Bách Hội

Huyệt Bách Hội hay còn được gọi là huyệt Dương Ngũ Hội, huyệt Tam Dương, Thiên Mãn, Thiên Sơn hay Duy Hội. Là huyệt thứ 20 trong 28 huyệt của đường kinh Mạch Đốc, Bách Hội có liên quan mật thiết đến hầu hết kinh lạc khắp cơ thể. 

Đây cũng được coi là “cửa ngõ” khai mở mạch Nhâm và mạch Đốc. Do đó, khi được kích thích, huyệt tiền đình ở đầu sẽ mang lại khả năng tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao trí nhớ, cải thiện huyết áp, tăng biên độ sóng cơ thể và làm các thành mạch tiền đình được khỏe mạnh.

Cách bấm huyệt rối loạn tiền đình Bách Hội:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm giữa đỉnh đầu, ở giao điểm của đường thẳng chạy dọc cơ thể nối đỉnh của 2 vành tai.
  • Bước 2: Nắm hờ bàn tay, ngón giữa hơi khum rồi đặt lên vị trí huyệt với góc 90 độ. Gốc bàn tay áp vào vành tai để tạo điểm tựa.
  • Bước 3: Dùng ngón tay ấn và day huyệt với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút. Sau đó thư giãn và nghỉ ngơi.

Vị trí huyệt tiền đình Bách Hội

Vị trí huyệt tiền đình Bách Hội

3. Huyệt Túc Lâm Khấp

Túc Lâm Khấp là huyệt đạo quan trọng của kinh Đởm, xếp thứ 41 thuộc kinh Đởm. Huyệt nằm ở phía trước khớp xương bàn chân, gần ngón chân thứ 4 và 5. Trong y học cổ truyền, huyệt được biết đến với nhiều tác dụng trong việc khu phong, hóa đờm nhiệt, thanh hòa khí và đặc biệt hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả.

Cách bấm huyệt Túc Lâm Khấp:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt nằm ở bàn chân theo mô tả.
  • Bước 2: Dùng ngón cái ấn vào huyệt kết hợp day theo chuyển động tròn trong khoảng 2 phút.
  • Bước 3: Lặp lại thao tác 2-3 lần/tuần và kết hợp ngâm chân, thư giãn, nghỉ ngơi hàng ngày để phát huy tối đa tác dụng bấm huyệt.

Rối loạn tiền đình bấm huyệt nào - huyệt Túc Lâm Khấp

Rối loạn tiền đình bấm huyệt nào - huyệt Túc Lâm Khấp

4. Huyệt Ế Phong

Theo tài liệu xưa ghi lại, Ế Phong là huyệt thứ 17 của kinh Tam Tiêu, giao hợp với kinh Túc Thiếu Dương Đởm. Huyệt nằm ở phần lõm phía sau tai và là nơi gió không thể tác động đến đúng như tên gọi của mình. 

Tác dụng chính của huyệt là chữa các bệnh lý về tai nhưng đồng thời cũng có tác dụng hiệu quả trong việc tăng cường lưu thông máu lên não. Do đó, nó được sử dụng trong bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình như một giải pháp hữu hiệu và an toàn.

Cách bấm huyệt chữa bệnh rối loạn tiền đình Ế Phong:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách dùng ngón tay day ấn vào chỗ lõm phía sau dái tai. Nếu cảm thấy hơi nhói đau thì đó chính là vị trí của huyệt.
  • Bước 2: Dùng đầu ngón tay ấn và giữ huyệt trong khoảng 10s cho đến khi cảm thấy tức thì dừng lại. Lặp lại thao tác trong khoảng 3 phút và nghỉ ngơi.

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình Phong Trì

Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình Phong Trì

5. Huyệt Phong Trì

Huyệt Phong Trì là huyệt thứ 20 trong nhóm kinh Đởm, hội với mạch Dương Duy. Huyệt nằm trong góc lõm được tạo bởi khối cơ vùng gáy và được xem là nơi để tác động sâu vào các bệnh lý liên quan đến đầu. Trong đó, rối loạn tiền đình chính là bệnh lý có thể giải quyết nếu kích hoạt huyệt Phong Trì đúng cách.

Cách bấm huyệt chữa bệnh tiền đình Phong Trì đúng:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng, thả lỏng cơ thể để dễ dàng xác định huyệt. Dùng hai ngón cái đặt vào hai huyệt Phong Trì ở hai bên gáy.
  • Bước 2: Nhấn lực vừa phải trong khoảng 30 giây để kích thích huyệt. Tiếp tục day tròn theo chiều kim đồng hồ trong 1-2 phút, cảm nhận sự thư giãn.
  • Bước 3: Lặp lại động tác 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Vị trí huyệt Phong Trì

Vị trí huyệt Phong Trì

6. Huyệt Thái Xung

Thái Xung huyệt là huyệt thứ 3 thuộc kinh Can, hành Thổ và nằm tại mu bàn chân, cụ thể là khe giữa ngón cái và ngón thứ 2, đo lên 1,5 thốn. Về tác dụng, huyệt có khả năng bình can, can dương và thanh can hỏa. 

Tác động chính gồm, kích thích thải độc tố ở gan, điều trị các bệnh lý liên quan đến gan. Đồng thời, huyệt giúp giảm đau và cải thiện tinh thần nhờ khả năng đả thông kinh mạch, loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi.

Cách chữa rối loạn tiền đình bằng bấm huyệt Thái Xung:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt bằng cách sờ dọc đốt xương của bàn chân, huyệt sẽ nằm ở góc tạo bởi đầu xương ngón chân cái và ngón 2.
  • Bước 2: Dùng ngón tay đặt lên huyệt đạo, ấn huyệt với lực vừa đủ và day nhẹ theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 3-5 phút sau đó đổi chân và thực hiện thao tác tương tự.
  • Bước 3: Sau khi bấm huyệt nghỉ ngơi để thư giãn tinh thần.

Vị trí huyệt Thái Xung

Vị trí huyệt Thái Xung

>> Tham khảo thêm: Cách massage, bấm huyệt giúp máu lưu thông lên não hiệu quả

Lưu ý khi chữa rối loạn tiền đình bằng bấm huyệt

Khi sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình tại nhà theo Đông y, có một số lưu ý quan trọng bạn cần lưu tâm bao gồm:

  • Xác định đúng vị trí huyệt: Nếu không chắc chắn về vị trí huyệt, bạn có thể cảm thấy đau, khó chịu. Hãy tham khảo ảnh minh họa, video hướng dẫn từ các nguồn đáng tin cậy.
  • Điều chỉnh lực bấm phù hợp: Chỉ dùng lực vừa phải, cảm giác hơi tê hoặc tức nhẹ là được. Bạn cũng nên ngừng bấm ngay khi thấy đau nhói, khó chịu.
  • Thời điểm thực hiện: Không nên bấm huyệt khi quá no hoặc quá đói. Thời điểm thoải mái nhất nên vào sáng sớm hoặc chiều tối, cách bữa ăn khoảng 30 phút - 1 giờ.
  • Lưu ý về thể trạng: Không nên bấm huyệt khi đang gặp các vấn đề như huyết áp cao, thấp, sốt, viêm nhẹ hoặc chấn thương vùng huyệt.
  • Kiên trì nhưng không lạm dùng: Bấm huyệt quá nhiều lần trong ngày hoặc quá lâu có thể gây mệt mỏi, làm rối loạn khí huyết. Chỉ nên thực hiện 1-2 lần/ngày, mỗi huyệt khoảng 1-2 phút, tổng thời gian khoảng 10-15 phút/lần.
  • Kết hợp lối sống lành mạnh: Bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thay thế hoàn toàn điều trị nếu rối loạn tiền đình do nguyên nhân nghiêm trọng. Người bệnh nên có chế độ ăn uống, làm việc và tập luyện khoa học, nghỉ ngơi nhiều và tránh căng thẳng.
  • Theo dõi phản ứng cơ thể: Ngừng bấm huyệt ngay khi cơ thể cảm thấy bất thường. Sau khi bấm huyệt cũng cần kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả hơn, bạn có thể kết hợp với việc thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thư giãn toàn diện, hãy tham khảo ngay sản phẩm ghế massage của chúng tôi. Ghế massage không chỉ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi mà còn có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau nhức, từ đó góp phần cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.

Trên đây là chi tiết cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình Fuji chia sẻ đến bạn. Cách thực hiện không khó nhưng yêu cầu chính xác và kiên trì. Do đó, hãy đặc biệt quan tâm đến các lưu ý chúng tôi cung cấp.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt Tử Cung: Công dụng, vị trí và cách tác động

Huyệt tử cung nằm tại ngực, có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn, tức ngực, cân bằng năng lượng, điều hòa tâm thần. Xem ngay hướng dẫn cách châm ...
Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Hướng dẫn cách bấm huyệt ra kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

Bấm huyệt ra kinh nguyệt có thực sự hiệu quả? Bấm huyệt nào để “bà dì” nhanh đến. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được hướng dẫn chi tiết!
Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa đầy bụng, khó tiêu tại nhà

Đầy bụng khó chịu? Hãy thử ngay bấm huyệt chữa đầy bụng! Chỉ với 2 phút thực hiện các thao tác đơn giản, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu rõ rệt.