Các vị trí đau lưng nguy hiểm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Các vị trí đau lưng nguy hiểm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau lưng là một triệu chứng phổ biến, nhưng đồng thời cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, bao gồm cả những bệnh nghiêm trọng. Trong bài viết này, Fuji sẽ tổng hợp các vị trí đau lưng nguy hiểm kèm biểu hiện, nguyên nhân cùng cách xử lý, phòng tránh đau lưng hiệu quả nhất. Cùng tham khảo nhé!

Đau lưng là gì? Các cấp độ đau lưng

Đau lưng là cảm giác khó chịu, đau nhức hoặc căng cứng ở vùng lưng, kéo dài từ cổ xuống xương cụt. Mức độ đau có thể khác nhau, từ âm ỉ, dữ dội đến cảm giác nóng rát. Trong những trường hợp đau lưng nghiêm trọng, cơn đau thậm chí có thể lan xuống tay và chân, gây tê bì hoặc yếu cơ.

Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), có khoảng 80% người trưởng thành bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, độ tuổi mắc bệnh cũng ngày càng trẻ hóa, dao động trong khoảng 20-50 tuổi.

Đau lưng được chia thành 3 cấp độ chính gồm:

  • Đau cấp tính: Kéo dài dưới 6 tuần, thường do chấn thương hoặc vận động sai tư thế.
  • Đau bán cấp: Từ 6-12 tuần, có thể chuyển biến từ cấp tính nếu không điều trị kịp thời.
  • Đau mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần, liên quan đến bệnh lý nền nguy hiểm như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, hoặc ung thư.

Đau lưng là bệnh lý phổ biến, hầu hết ai cũng gặp một lần trong đời

Đau lưng là bệnh lý phổ biến, hầu hết ai cũng gặp một lần trong đời

Tổng hợp các vị trí đau lưng nguy hiểm cần chú ý

Đau lưng gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hơn thế, các vị trí đau lưng nguy hiểm còn là lời cảnh báo cho vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là các vị trí đau lưng và nguyên nhân kèm biểu hiện cần đặc biệt lưu tâm.

1. Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là vị trí đau lưng phổ biến, chiếm khoảng 70% các ca đau lưng. Cảm giác khó chịu thường kéo từ ngang eo xuống xương cùng, nơi chịu áp lực lớn nhất của cột sống khi đứng, ngồi hoặc vận động. 

Các biểu hiện của đau lưng dưới có thể bao gồm cảm giác đau âm ỉ hoặc nhói buốt tại vùng thắt lưng, lan xuống mông và chân. Kèm theo đó có thể là các triệu chứng như tê bì, yếu cơ ở chân, khó khăn khi đứng thẳng, và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể mất cảm giác ở vùng chân và bàn chân. Đặc biệt, ở những tình huống nặng nề, người bệnh có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng bàng quang, dẫn đến mất kiểm soát tiểu tiện.

Nguyên nhân phổ biến gây ra đau thắt lưng bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm 
  • Thoái hóa cột sống, gai cột sống
  • Căng cơ do lao động quá sức
  • Bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Hội chứng chùn đuôi ngựa - Tình trạng khẩn cấp, nguy cơ tàn phế nếu không phẫu thuật trong 24-48 giờ.

Các vị trí đau lưng nguy hiểm tại thắt lưng

Các vị trí đau lưng nguy hiểm tại thắt lưng

2. Đau lưng trên

Đau lưng trên là tình trạng đau nhức xảy ra ở vùng lưng giữa, giới hạn từ đốt sống cổ thứ 7 (C7) xuống đến các đốt sống ngực. Vị trí đau thường cảm nhận được ở khu vực giữa hai bả vai, gần với cổ và vai gáy. Các vị trí đau ở lưng này ít gặp hơn so với thắt lưng, chiếm khoảng 10-15% các ca bệnh.

Cơn đau lưng thường âm ỉ hoặc nhói giữa 2 bả vai, gây cứng cổ, đau lan lên đầu, xuống cánh tay, đôi khi khiến người bệnh còn cảm thấy khó thở, đau tức ngực. Khi tình trạng bệnh nặng kèm sụt cân không rõ lý do, người bệnh cần khẩn cấp kiểm tra ECG, chụp X-quang phổi để loại trừ nhồi máu cơ tim hoặc ung thư.

Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng trên:

  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Thoát vị đĩa đệm cổ
  • Căng cơ cổ do sai tư thế ngồi hoặc ngủ
  • Rối loạn tiền đình, stress kéo dài
  • Nhồi máu cơ tim (đau kèm khó thở)
  • Viêm màng tim (đau kèm sốt)
  • Ung thư phổi (đau kèm ho dai dẳng, sụt cân)

Các vị trí đau lưng trên cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Các vị trí đau lưng trên cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

3. Đau lưng giữa

Đau lưng giữa nằm ở vùng từ đốt sống ngực T5 đến T12, ngang ngực, gần xương sườn và cơ hoành. Cơn đau thường âm ỉ hoặc nhói ở giữa lưng, tăng khi thở sâu, ho hoặc nằm ngửa. Nếu để lâu, cơn đau có thể lan sang trước ngực hoặc bụng, đôi khi kèm buồn nôn và sốt nhẹ. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, những vị trí đau lưng này thường liên quan đến nội tạng hơn là cơ xương khớp. Bởi vậy, nguyên nhân chủ yếu gây đau thường gặp gồm:

  • Viêm phổi, tràn dịch màng phổi (đau khi thở)
  • Viêm loét dạ dày tá tràng (đau xuyên lưng sau ăn)
  • Phình động mạch chủ ngực (đau đột ngột, dữ dội) 
  • Thoái hóa cột sống ngực
  • Viêm khớp sườn
  • Chấn thương thể thao

Các vị trí đau sau lưng giữa có thể xuyên lên trước ngực hoặc lan xuống tay chân

Các vị trí đau sau lưng giữa có thể xuyên lên trước ngực hoặc lan xuống tay chân

4. Đau lưng một bên trái hoặc phải

Đau lưng một bên trái hoặc phải cũng là một trong các vị trí đau lưng nguy hiểm, người bệnh cần đặc biệt chú ý. Tình trạng này thường xảy ra ở vùng thắt lưng hay giữa lưng, và chỉ tập trung bên trái hoặc bên phải chứ không đau đối xứng đồng thời. Cơn đau thường nhói hoặc âm ỉ ở một bên lưng, lan xuống hông, bụng dưới rồi xuống đùi. Nếu nặng, người bệnh có thể đau kèm sốt, tiểu buốt.

Nguyên nhân gây đau lưng một bên phổ biến:

  • Sỏi thận (đau bên phải hoặc trái tùy vào vị trí sỏi)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu hay viêm tiết niệu
  • Viêm ruột thừa (Đau bên phải)
  • Thoát bị đĩa đệm lệch một bên
  • Co cơ bất đối xứng do chấn thương hoặc ngồi, làm việc sai tư thế

Đau lưng trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau lưng trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

5. Đau toàn lưng

Đau toàn lưng là một tình trạng đau lưng nghiêm trọng, dù chiếm tỷ lệ ít gặp nhất nhưng lại tiềm ẩn những hậu quả sức khỏe đáng lo ngại nhất. Cơn đau dai dẳng, kèm sốt, giảm cân không rõ lý do và thường không giới hạn đau ở một vùng cụ thể mà đau từ lưng trên đến hết lưng dưới, cơn đau không có chiều hướng thuyên giảm khi nghỉ ngơi.

Với trường hợp đau lưng nguy hiểm này, người bệnh cần được xét nghiệm máu, MRI để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây đau lưng một bên phổ biến:

  • Ung thư cột sống
  • Lao cột sống
  • Nhiễm trùng xương
  • Viêm cột sống dính khớp (đau lưng vào sáng sớm)

Đau toàn lưng cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Đau toàn lưng cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng

Cách xử lý và phòng tránh đau lưng tốt nhất

Các vị trí đau lưng nguy hiểm khi “lên tiếng” bằng những cơn đau từ nhẹ đến nặng chính là dấu hiệu cơ thể đang cầu cứu. Để không phải chịu đựng sự khó chịu khiến cơ thể và tinh thần “suy cạn” bạn có thể áp dụng một trong những cách xử lý dưới đây:

1. Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc là cách nhanh nhất để làm giảm nhanh cơn đau tại các vị trí đau lưng nguy hiểm. Phương pháp này phù hợp với các cơn đau cấp tính hoặc mãn tính nhẹ sau khi đã được chẩn đoán nguyên nhân. Cơ chế sử dụng thuốc chủ yếu nhằm ức chế viêm, giảm kích ứng thần kinh và hỗ trợ phục hồi tạm thời.

Một số loại thuốc giảm đau lưng bạn có thể tham khảo như:

  • Paracetamol (500-1000 mg/lần) cho đau cơ bản.
  • NSAIDs (ibuprofen 200-400 mg/lần) giảm viêm do cơ hoặc khớp.
  • Thuốc giãn cơ (eperisone) nếu co cơ cứng.
  • Corticosteroid ngắn hạn (prednisolone) cho đau thần kinh tọa nặng.

Lưu ý: Chỉ dùng theo đơn của bác sĩ để tránh sai liều lượng và lạm dụng sai cách.

Sử dụng thuốc giúp giảm các cơn đau lưng nhanh chóng

Sử dụng thuốc giúp giảm các cơn đau lưng nhanh chóng

2. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu trong điều trị đau lưng cột sống thường bao gồm các kỹ thuật như kéo giãn, xoa bóp và ứng dụng các thiết bị hỗ trợ nhằm mục tiêu giảm đau và phục hồi chức năng vận động của cột sống. Cơ chế tác động chính của liệu pháp này là tăng cường sức mạnh các nhóm cơ vùng lưng và giảm tải áp lực lên cột sống. Do đó, vật lý trị liệu thường được chỉ định cho giai đoạn đau bán cấp hoặc mạn tính, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm.

Các bài tập vật lý trị liệu được các bác sĩ khuyên áp dụng gồm:

3. Phẫu thuật

Trong trường hợp các vị trí đau lưng nguy hiểm tiến triển nặng, không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn, phẫu thuật sẽ là phác đồ tối ưu. Đây cũng là giải pháp được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trong những tình huống đau lưng xác định cần can thiệp ngoại khoa khẩn cấp. Cơ chế chính của phẫu thuật là giải quyết các vấn đề cấu trúc gây đau, từ đó ngăn ngừa các tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Ưu điểm chính là giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chi phí điều trị tương đối lớn và cần được phẫu thuật tại cơ sở uy tín.

Phẫu thuật áp dụng cho các vị trí đau lưng nguy hiểm cần can thiệp khẩn cấp

Phẫu thuật áp dụng cho các vị trí đau lưng nguy hiểm cần can thiệp khẩn cấp

4. Các giải pháp khác

Đối với trường hợp đau lưng ở thể nhẹ, chưa cần đến thuốc hoặc can thiệp y tế, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này bằng những biện pháp đơn giản tại nhà sau:

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Tránh mang vác nặng, hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu. Khi nằm, hãy ưu tiên tư thế nằm ngửa, có gối kê dưới đầu gối để giảm áp lực lên cột sống.
  • Ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin D và omega-3 giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Đồng thời, uống đủ nước và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường tinh luyện.
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân khiếp áp lực lên cột sống tăng cao dẫn đến đau lưng. Hãy duy trì cân nặng hợp lý để giảm tải cho cột sống và hạn chế thoái hóa sớm.
  • Chườm nóng, chườm lạnh: Nếu các cơn đau lưng đến từ chấn thương do vận động, thể dục, thể thao hay phụ nữ đến kỳ hành kinh,... hãy chườm nóng hoặc lạnh. Cách này sẽ giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả.

>> Tham khảo ngay: Bấm huyệt chữa đau lưng: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

Ngoài ra, để giảm đau lưng hiệu quả và chăm sóc sức khỏe toàn diện một cách tiện lợi hơn, bạn có thể tham khảo các dòng ghế massage toàn thân của Fuji. Chúng tôi cung cấp nhiều phân khúc khác nhau, từ ghế massage giá rẻ, tầm trung đến ghế massage thương gia cao cấp, đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu và ngân sách của khách hàng.

Trên đây là tổng hợp các vị trí đau lưng nguy hiểm cần đặc biệt chú ý. Fuji hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung: Vị trí, công dụng và cách khai thông huyệt

Huyệt Thái Xung nằm trên mu bàn chân, chủ về điều trị các bệnh lý liên quan đến Can - Gan. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, công dụng và cách châm ...
Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Tổng hợp các phong cách massage Nhật Bản phổ biến hiện nay

Massage Nhật Bản là kỹ thuật massage truyền thống đã có từ ngàn năm nay. Các tác động đơn giản bằng day, ấn, xoa, miết giúp cơ thể giải phóng sự mệt ...
Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Liêm Tuyền nằm ở vùng cổ, được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến họng, lưỡi, thanh quản và hệ hô hấp. Cùng tìm hiểu chi tiết ...