Bàn chân được ví như “trái tim thứ 2” bởi nó kết nối với hầu hết các phủ tạng trong cơ thể. Chăm sóc, bảo vệ chân chính là bảo vệ toàn cơ thể. Bởi vậy, máy massage chân đã ra đời trở thành giải pháp chăm sóc chân lý tưởng. Cùng tìm hiểu các loại máy massage chân đang được ưa chuộng nhất hiện nay nếu bạn cũng đang tìm kiếm một chiếc máy phù hợp nhé!
Máy massage chân nào tốt? Các loại máy massage chân được ưa chuộng hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu máy massage chân khác nhau, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của người dùng. Dưới đây là các mẫu massage phổ biến, được nhiều người yêu thích và đánh giá cao. Cùng tham khảo để tìm câu trả lời cho thắc mắc máy massage chân nào tốt nhé!
1. Máy ngâm massage chân nước nóng mini
Máy ngâm massage chân nước nóng mini là sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân. Sản phẩm được thiết kế dưới dạng bồn chứa nước kết hợp chức năng massage và làm nóng.
Máy massage ngâm chân thải độc
Công dụng chính của sản phẩm:
- Tăng khả năng lưu thông: Ngâm chân mỗi ngày kết hợp massage nhẹ nhàng giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, lưu thông mạch máu. Nhờ đó, tình trạng tê cứng chân tay, lạnh tay, chân vào mùa đông sẽ giảm đi rõ rệt.
- Hỗ trợ đào thải độc tố: Ngâm chân bằng nước nóng kích thích các huyệt đạo ở lòng bàn chân. Từ đó, thúc đẩy khả năng đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.
- Làm mềm gót chân, tránh nứt nẻ: Duy trì tư thế đứng nhiều, thường xuyên đi chân đất hoặc dép hở gót khiến gót chân nứt nẻ, thô ráp. Ngâm chân thường xuyên sẽ giúp bàn chân, da gót chân mịn màng, trắng hồng hơn.
- Chữa mất ngủ: Massage chân giúp huyệt đạo được đả thông. Trong quá trình ngâm chân, nước ấm cũng kích thích các dây thần kinh ở bàn chân, khuyến khích cơ thể chuyển sang trọng thái thư giãn. Do đó, bạn sẽ thấy sau mỗi lần ngâm chân giấc ngủ của mình sâu và ngon hơn.
- Khử mùi hôi chân: Ngâm chân giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn và tế bào chết tích tụ ở bàn chân – những yếu tố góp phần gây mùi hôi.
Top máy ngâm massage chân nước nóng mini đang được ưa chuộng
- Máy massage ngâm chân thải độc PHILIPS PPM6501
- Bồn ngâm chân - máy massage chân của Đức Beurer FB35
- Máy sục massage chân OKACHI JP-200
- Máy massage ngâm chân Nhật Bản FB100
2. Máy massage chân xung điện
Máy massage chân xung điện là dụng cụ massage chân được thiết kế để massage và kích thích các cơ ở chân thông qua sóng xung điện tần số thấp. Thiết bị sử dụng công nghệ EMS, truyền các xung điện nhẹ nhàng vào da để kích thích các cơ, mạch máu và huyệt đạo ở bàn chân.
Máy xung điện bàn chân đa chức năng
Công dụng chính của sản phẩm:
- Giảm đau nhức chân: Với cơ chế tạo ra các luồng điện tác động lên cơ chân, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giảm căng thẳng, đau nhức. Khi sử dụng thường xuyên, máy hỗ trợ đả thông huyệt vị, ngăn ngừa các dấu hiệu đau mỏi.
- Điều hòa khí huyết: Xung điện từ máy massage chân là xung điện tần số thấp có thể kích thích các huyệt đạo, giúp khí huyết lưu thông. Đôi chân của bạn sẽ hồng hào, mềm mịn hơn.
- Hỗ trợ một số bệnh lý chân: Trong y khoa, điện xung có thể sử dụng để điều trị một số bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, phục hồi chức năng sau chấn thương.
- Tăng cường sức khỏe tổng thể: Massage xung điện tác động lên các huyệt đạo trên bàn chân. Trong khi đó, theo Đông y bàn chân liên kết với hầu hết các tạng trên cơ thể. Do đó, massage chân có thể cải thiện được chức năng của hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng năng lượng cơ thể.
Top máy massage xung điện bàn chân HOT hiện nay
- Máy xung điện bàn chân Nikio NK-106
- Máy massage chân trị liệu e-Physio Plus OTO EY-900P (Hàn Quốc)
- Máy massage bàn chân xung điện EMS cao cấp Misuko HM-C9
3. Máy bấm huyệt chân
Máy massage chân bấm huyệt hay còn gọi là máy massage bấm huyệt chân. Đây là dụng cụ massage bàn chân thông minh có khả năng tác động lên các huyệt đạo trên lòng bàn chân thông qua cơ chế rung, nén khí, xung điện. Sản phẩm ra đời dựa trên nguyên lý phản xạ học và y học cổ truyền. Tác dụng chính là kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể và cải thiện sức khỏe.
Máy massage chân bấm huyệt với thiết kế ấn tượng
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm:
- Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng ngay tại nhà.
- Công nghệ hiện đại với hệ thống con lăn, máy nén khí, xung điện, tích hợp nhiệt hồng ngoại. Nhờ vậy, máy có khả năng mô phỏng tác động bấm huyệt và day như tay người.
- Các chế độ massage, cường độ massage có thể điều chỉnh phù hợp với nhu cầu người dùng.
Một số thương hiệu máy bấm huyệt bàn chân đang được yêu thích
- Máy massage bấm huyệt bàn chân Xiaomi XGEEK F3
- Máy massage chân Rapido RLM60
- Máy Massage Chân Bấm Huyệt Leravan LJ-ZJ008
>> Tìm hiểu ngay: Các huyệt ở bàn chân: Vị trí và tác dụng
4. Máy massage chân hồng ngoại
Máy massage chân hồng ngoại là thiết bị chăm sóc sức khỏe hiện đại, kết hợp công nghệ massage và nhiệt hồng ngoại. Thiết bị này không chỉ giúp thư giãn cơ bắp mà còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tổng thể nhờ tác động của tia hồng ngoại lên vùng chân.
Máy massage bắp chân, bàn chân tích hợp chế độ hồng ngoại
Công dụng chính của sản phẩm:
- Thư giãn và giảm mỏi chân: Giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức, đặc biệt sau khi đứng hoặc di chuyển nhiều.
- Cải thiện tuần hoàn máu: Nhiệt hồng ngoại làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu, giảm tê bì và lạnh chân.
- Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ: Massage kết hợp với nhiệt giúp giảm căng thẳng, tạo cảm giác thư thái, hỗ trợ giấc ngủ sâu hơn.
- Kích thích huyệt đạo: Tác động vào các huyệt đạo trên bàn chân giúp cải thiện chức năng của các cơ quan nội tạng theo phương pháp phản xạ học.
- Hỗ trợ điều trị đau nhức mãn tính: Phù hợp với người bị đau mỏi chân do viêm khớp, thoái hóa hoặc các vấn đề mãn tính khác.
TOP máy massage chân và bắp chân hồng ngoại chất lượng:
- Máy massage chân rung có đèn hồng ngoại Beurer MG40
- Massage chân hồng ngoại Fujikima
- Máy massage chân và bắp chân Misuko F-701
Lưu ý khi sử dụng máy massage chân tại nhà
Mỗi loại máy bóp chân, massage chân sẽ có công dụng, cách dùng chi tiết khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tối đa, khi sử dụng máy tại nhà, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Nắm rõ cách vận hành, chế độ massage và thời gian khuyến nghị nên sử dụng.
- Luôn kiểm tra máy: Đảm bảo máy ở trạng thái tốt, không hư hỏng hay có lỗi kỹ thuật. Sửa máy massage chân ngay khi phát hiện lỗi để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.
- Không lạm dụng: Chỉ nên sử dụng từ 15-20 phút mỗi lần và không quá 2-3 lần mỗi ngày.
- Lựa chọn chế độ phù hợp: Bắt đầu với chế độ nhẹ nhàng và tăng dần cường độ để cơ thể thích nghi.
- Luôn theo dõi phản ứng cơ thể: Nếu cảm thấy đau, khó chịu, kích ứng da hãy tạm dừng sử dụng.
Không lạm dụng máy massage rung chân, xoa bóp chân
Bật mí kinh nghiệm mua máy massage chân chất lượng
Thị trường hiện cung cấp rất nhiều mẫu máy massage tuy nhiên nên mua máy massage chân loại nào, mua như nào cho chất lượng? Tham khảo ngay kinh nghiệm mua máy xoa bóp chân dưới đây:
1. Xác định nhu cầu sử dụng
Xác định nhu cầu sử dụng chính là cách tốt nhất để bạn chọn được mẫu máy massage chân phù hợp. Gợi ý lựa chọn cho bạn như sau:
- Xác định vị trí chân muốn được chăm sóc: Thị trường hiện có rất nhiều mẫu máy massage chân chuyên dụng cho từng vị trí. Điển hình như máy massage bắp chân, máy massage lòng bàn chân, máy massage chân cổ cao cho cổ chân, máy massage bàn chân và bắp chân… Trường hợp muốn chăm sóc tổng thể, bạn nên chọn các mẫu máy massage cao cấp, đa năng.
- Xác định đối tượng sử dụng: Máy massage chân hiện cũng được phát minh cho từng nhóm đối tượng cụ thể như: máy massage chân cho người cao tuổi, máy massage cho dân văn phòng, người ít vận động và máy massage chân cho người có bệnh lý về chân. Trong đó, máy máy massage chân cho người già thường có các chế độ massage nhẹ nhàng, cấu tạo cơ bản dễ sử dụng so với 2 loại máy massage cho nhóm đối tượng còn lại.
2. Xác định khả năng tài chính
Giá massage chân hiện dao động trong khoảng 1- 10 triệu đồng, tùy thuộc vào chức năng và thương hiệu.
- Nếu có nhu cầu cơ bản, bạn có thể chọn máy tầm giá từ 1-3 triệu đồng.
- Với các máy massage đa năng, tích hợp công nghệ hiện đại giá thành sẽ cao hơn, từ 5-10 triệu đồng.
Máy massage rung bàn chân sẽ có mức giá tốt hơn máy đa chức năng
3. Thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ
- Chọn mua máy massage chân chính hãng từ các thương hiệu uy tín, có tiếng trên thị trường như: Xiaomi, Beurer, Maxcare,... Các thương hiệu này không chỉ đảm bảo chất lượng sản phẩm mà chế độ bảo hành, hậu mãi cũng rất tốt.
- Tránh mua máy massage chân giá rẻ, không rõ xuất xứ vì thường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về an toàn và chất lượng.
4. Trải nghiệm sản phẩm trước khi mua
Nếu có thể, bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để thử và trải nghiệm tác dụng của máy massage chân trước khi “xuống tiền”. Điều này giúp bạn đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu và mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng.
5. Xem xét đánh giá từ người đã sử dụng
Trường hợp bạn không thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, hãy xem xét các đánh giá từ khách hàng đi trước. Bạn cũng có thể tham khảo từ người thân, bạn bè để có những nhận xét chân thực nhất.
Câu hỏi liên quan
Câu 1: Có nên mua máy massage chân không?
Massage chân từ lâu đã được coi là phương pháp chăm sóc sức khỏe độc đáo. Đặc biệt, bàn chân được nối với các vị trí khác nhau trên cơ thể và được cho rằng nếu khỏe mạnh thì cả cơ thể sẽ khỏe mạnh.
Máy massage chân chính là liệu pháp thông minh, thay thế cho phương pháp massage truyền thống bằng tay. Không những vậy, máy massage chân còn tích hợp vô số khả năng chăm sóc chân khác như ngâm chân, xông hơi, bấm huyệt,... Chính bởi vậy, việc đầu tư mua máy massage chân chính là khoản đầu tư hoàn hảo cho sức khỏe.
Câu 2: Giá máy massage chân bao nhiêu? Có đắt không?
Giá máy massage chân dao động từ 1 triệu đến hơn 10 triệu đồng, tùy thuộc vào thương hiệu, chức năng và công nghệ tích hợp:
- Dưới 2 triệu: Các máy massage chân mini hoặc cơ bản với chức năng rung và con lăn nhẹ nhàng.
- Từ 2-5 triệu: Máy tích hợp các chế độ nén khí, con lăn, nhiệt hồng ngoại, phù hợp với nhu cầu thư giãn hằng ngày.
- Trên 5 triệu: Máy cao cấp có nhiều tính năng như xung điện EMS, hẹn giờ, điều chỉnh đa cấp độ, thiết kế sang trọng và độ bền cao.
Câu 3: Những ai nên và không nên dùng máy massage chân?
Đối tượng nên sử dụng:
- Người thường xuyên phải đứng lâu, vận động nhiều hoặc vận động quá ít.
- Người lớn tuổi hay tê bì, đau nhức chân tay.
- Người cần thư giãn, giảm căng thẳng.
- Người mắc các bệnh lý viêm khớp nhẹ, chấn thương cần phục hồi chức năng và do bác sĩ chỉ định.
Đối tượng không nên sử dụng hoặc cần cẩn trọng tham khảo ý kiến chuyên gia:
- Phụ nữ có thai, nhất là trong tam nguyệt cá đầu tiên.
- Người mắc bệnh lý như tim mạch, huyết áp cao, động kinh,...
- Người có vết thương hở, bị viêm nhiễm hoặc lở loét ở chân.
Câu 4: Nên sử dụng máy massage chân bao nhiêu lần mỗi ngày?
- Thời gian lý tưởng sử dụng máy massage chân là 1-2 lần mỗi ngày và không quá 15-20 phút mỗi lần. Tuyệt đối không lạm dụng bởi có thể gây tổn thương da, cơ.
- Thời điểm sử dụng tốt nhất là sau khi làm việc, học tập hoặc trước khi đi ngủ.
Câu 5: Hướng dẫn sử dụng máy massage chân đúng cách
Cách sử dụng massage lòng bàn chân bằng máy không khó cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi sử dụng:
- Chuẩn bị máy móc, đảm bảo khả năng sử dụng tốt.
- Làm sạch và lau khô chân.
- Đặt máy trên bề mặt phẳng, chắc chắn.
- Ngồi thoải mái, đặt chân vào vị trí phù hợp trên máy.
Bước 2: Tận hưởng thời gian massage
- Cắm nguồn điện và bật máy.
- Chọn chế độ massage phù hợp rung, nén khí, nhiệt hồng ngoại hoặc xung điện.
- Tận hưởng thư giãn trong 15-20 phút.
Bước 3: Kết thúc
- Tắt máy, rút nguồn điện.
- Vệ sinh máy và bảo quản nơi khô ráo.
Lưu ý: Nếu cảm thấy khó chịu, đau hoặc kích ứng trong khi massage, hãy ngừng sử dụng và kiểm tra lại chế độ.
Trên đây là review máy massage chân có mặt trên thị trường Fuji muốn chia sẻ đến bạn. Mỗi mẫu máy massage sẽ có tính năng và khả năng chăm sóc khác nhau. Do đó, hãy áp dụng kinh nghiệm chọn mua máy massage chân chúng tôi chia sẻ để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sở hữu máy massage toàn thân tại Fuji để chăm sóc sức khỏe toàn diện hơn. Liên hệ hotline 1800 1132 để được tư vấn, hỗ trợ nếu cần nhé!
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách massage chân tại nhà cực đơn giản, mà hiệu quả