Huyệt Quyền Liêu nằm ở đâu? Vị trí, tác dụng và cách tác động

Huyệt Quyền Liêu nằm ở đâu? Vị trí, tác dụng và cách tác động

Huyệt Quyền Liêu là một huyệt đạo quan trọng thuộc kinh Tiểu Trường, nằm ở vùng gò má. Trong Y học cổ truyền, huyệt này được biết đến với khả năng thông kinh hoạt lạc, tán phong và giảm đau, mang lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý thần kinh vùng mặt và cả trong lĩnh vực thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu ngay cách xác định vị trí, kỹ thuật khai thông huyệt đúng cách trong bài viết dưới đây!

Huyệt Quyền Liêu nằm ở đâu? Cách xác định huyệt Quyền Liêu

Huyệt Quyền Liêu (SI18) là huyệt thứ 18 của kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường, thuộc hành Hỏa. Đặc biệt, huyệt Quyền Liêu còn có sự liên kết với các kinh dương vùng mặt khác như Kinh Bàng Quang. Đặc biệt, nó có mối tương thông sinh lý với cả Kinh Tam Tiêu và Kinh Đởm, tạo nên mạng lưới điều hòa khí huyết hiệu quả cho toàn bộ khuôn mặt.

Tên gọi “Quyền Liêu” được giải nghĩa bao gồm: “Quyền” ám chỉ vùng xương gò má, “Liêu” thường được dùng để chỉ một chỗ lõm, một góc, hoặc một khe hẹp trên cơ thể. Từ đó, vị trí huyệt Quyền Liêu nằm ở góc của xương gò má, được xem là nơi khí huyết của kinh Tiểu Trường tập trung và lưu chuyển mạnh mẽ.

Có 2 cách xác định huyệt Quyền Liêu ở đâu như sau:

  • Cách 1: Kéo một đường thẳng tưởng tượng từ đuôi mắt, thẳng xuống phía dưới. Tiếp tục kéo một đường thẳng tưởng tượng ngang qua bờ dưới cánh mũi. Vị trí của huyệt Quyền Liêu chính là điểm giao nhau của hai đường thẳng này trên vùng gò má.
  • Cách 2: Dùng ngón tay sờ dọc theo cung xương gò má, Huyệt Quyền Liêu nằm ở chỗ lõm ngay dưới bờ dưới của xương gò má, thường ở vị trí hơi chếch về phía trước và xuống dưới của cung xương. Khi ấn nhẹ vào điểm này, bạn có thể cảm nhận được một hõm nhỏ.

Vị trí huyệt Quyền Liêu

Vị trí huyệt Quyền Liêu

Huyệt Quyền Liêu có tác dụng gì?

Huyệt Quyền Liêu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, kích thích tuần hoàn, và tăng cường chức năng hệ thần kinh, đặc biệt là các dây thần kinh trên khuôn mặt. Nhờ những tác dụng này, huyệt Quyền Liêu được các thầy thuốc y học cổ truyền ứng dụng rộng rãi trong điều trị nhiều chứng bệnh. Cụ thể:

1. Hỗ trợ điều trị co giật, liệt cơ mặt dây thần kinh số 7

Huyệt Quyền Liêu đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các rối loạn liên quan đến dây thần kinh số VII, bao gồm cả tình trạng co giật và liệt cơ mặt. Khi được tác động đúng cách, huyệt này giúp điều hòa chức năng thần kinh, từ đó làm dịu các cơn co giật, giảm tình trạng méo miệng, lệch mắt và thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng vận động của cơ mặt. Đặc biệt, tác dụng nhận thấy rõ rệt khi kết hợp với các huyệt như Địa Thương, Nghinh Hương.

Trị co giật, liệt cơ mặt là tác dụng của huyệt Quyền Liêu

Trị co giật, liệt cơ mặt là tác dụng của huyệt Quyền Liêu

2. Giảm đau răng

Huyệt Quyền Liêu thuộc kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường, một đường kinh chạy qua vùng mặt, hàm và răng. Việc tác động vào huyệt này có khả năng giảm đau răng nhờ vào cơ chế thông kinh hoạt lạc, giúp điều hòa khí huyết ứ trệ tại vùng hàm mặt. Đồng thời, kích thích Quyền Liêu cũng góp phần điều hòa chức năng thần kinh và tán phong, thanh nhiệt, qua đó làm giảm các yếu tố gây viêm và đau nhức.  Trong thực tế lâm sàng, huyệt Quyền Liêu thường được phối hợp với các huyệt vị khác như Hợp Cốc, Hạ Quan, Giáp Xa, hoặc Nội Đình nhằm tăng cường hiệu quả trị liệu toàn diện cho các chứng đau răng.

3. Giảm đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một tình trạng đặc trưng bởi những cơn đau dữ dội và đột ngột ở vùng mặt, thường khu trú tại trán, gò má và hàm. Trong Y học cổ truyền, huyệt Quyền Liêu đóng vai trò quan trọng trong việc làm dịu các cơn đau này. Cụ thể, việc tác động vào huyệt Quyền Liêu giúp điều hòa hoạt động thần kinh vùng mặt, đồng thời khu phong tán hàn và thông kinh hoạt lạc. Những cơ chế này góp phần giải tỏa sự tắc nghẽn khí huyết và cân bằng âm dương tại đường kinh liên quan đến vùng đau. Để tăng cường hiệu quả trị liệu, huyệt Quyền Liêu thường được phối hợp với các huyệt vị quan trọng khác như Thái Dương và Hợp Cốc.

4. Tác dụng làm đẹp

Ngoài các công dụng trị liệu bệnh lý, huyệt Quyền Liêu còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thẩm mỹ. Khi được tác động đúng kỹ thuật, huyệt này giúp tăng cường tuần hoàn máu tại vùng mặt, cung cấp dưỡng chất và oxy hiệu quả hơn cho tế bào da. Điều này không chỉ góp phần nâng cơ, làm săn chắc vùng gò má và giảm thiểu nếp nhăn, mà còn hỗ trợ quá trình thải độc và cải thiện sắc tố da. Nhờ đó, làn da trở nên sáng mịn, đều màu và tăng cường khả năng chống lão hóa.

Huyệt Quyền Liêu làm đẹp, giúp khuôn mặt tươi sáng, rạng ngời

Huyệt Quyền Liêu làm đẹp, giúp khuôn mặt tươi sáng, rạng ngời

5.Tác dụng khi phối hợp với các huyệt đạo khác

Đối với huyệt Quyền Liêu, việc phối hợp với các huyệt vị khác không chỉ giúp khai thông kinh lạc cục bộ tại vùng mặt mà còn có tác dụng điều hòa khí huyết toàn thân, khu phong tán hàn, và đạt hiệu quả trấn thống tiêu viêm. Điển hình như:

  • Huyệt Quyền Liêu + Địa Thương + Nghinh Hương: Trị co giật, liệt cơ mặt dây thần kinh số 7.
  • Huyệt Quyền Liêu + Hợp Cốc + Thái Dương: Trị đau răng và đau dây thần kinh sinh ba.
  • Huyệt Quyền Liêu + Phong Trì + Hợp Cốc: Trị đau đầu, chóng mặt và đau vùng thái dương.
  • Huyệt Quyền Liêu + Nhĩ Môn + Thính Hội: Trị ù tai, nghe kém và các vấn đề thính lực.
  • Huyệt Quyền Liêu + Nội Quan + Thần Môn: Trị căng thẳng, lo âu và rối loạn thần kinh.

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt Quyền Liêu

Châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp chính trong Y học cổ truyền được sử dụng để kích thích huyệt Quyền Liêu, giúp phát huy tối đa các tác dụng trị liệu.

1. Cách châm cứu huyệt Quyền Liêu

Châm cứu là một phương pháp trị liệu chính yếu của Y học cổ truyền, sử dụng kim châm chuyên biệt tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trên cơ thể. Mục đích của kỹ thuật này là kích thích lưu thông khí huyết, điều hòa chức năng tạng phủ, và phục hồi cân bằng hệ thần kinh. 

Kỹ thuật thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị kim châm cứu vô trùng, loại kim nhỏ và mảnh chuyên dùng cho vùng mặt thường là kim 0.20-0.25mm x 15-25mm; cồn sát khuẩn và bông gòn vô trùng.
  • Bước 2: Xác định vị trí huyệt Quyền Liêu theo hướng dẫn chi tiết của Fuji phần đầu bài.
  • Bước 3: Sát khuẩn vùng da quanh huyệt bằng cồn 70 độ để làm sạch và tránh nhiễm khuẩn.
  • Bước 4: Châm kim thẳng đứng vào huyệt với độ sâu từ 0,3-0,5 thốn. Cũng có thể châm xiên nhẹ về phía hàm hoặc về phía tai với độ sâu từ 0.5 - 1.5 thốn.
  • Bước 5: Lưu kim tại huyệt từ 10-15 phút và theo dõi phản ứng của người bệnh.
  • Bước 6: Rút kim chậm rãi để tránh gây đau, đặt bông y tế lên điểm châm để cầm máu nếu cần.

Lưu ý quan trọng:

  • Chỉ thực hiện châm cứu tại cơ sở y tế uy tín, bởi chuyên gia, bác sĩ đã qua đào tạo, không tự ý châm cứu tại nhà.
  • Không châm cứu nếu vùng mặt có vết thương hở, viêm nhiễm, sưng tấy.
  • Không châm cứu khi cơ thể đang mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược, đang sốt cao hoặc có vấn đề về đông máu, cao huyết áp.
  • Kiểm tra kỹ tiền sử bệnh lý của bệnh nhân trước khi tiến hành để tránh rủi ro.
  • Tránh châm kim quá sâu, lưu quá lâu để không làm tổn thương dây thần kinh mặt.
  • Sau châm, giữ vùng mặt sạch sẽ, tránh chạm mạnh.

Châm cứu huyệt Quyền Liêu kết hợp cùng các huyệt vị khác trên khuôn mặt

Châm cứu huyệt Quyền Liêu kết hợp cùng các huyệt vị khác trên khuôn mặt

2. Cách bấm huyệt Quyền Liêu

Khác với châm cứu, bấm huyệt là phương pháp không xâm lấn và không sử dụng kim châm, do đó phù hợp với nhiều đối tượng.

Cách bấm huyệt Quyền Liêu như sau:

  • Bước 1: Người bệnh ngồi hoặc nằm ở tư thế thoải mái, thư giãn vùng mặt.
  • Bước 2: Xác định huyệt Quyền Liêu trên gò má theo như hướng dẫn chi tiết của Fuji phần đầu bài.
  • Bước 3: Người thực hiện rửa sạch tay và dùng cồn y tế để sát khuẩn nhẹ vùng huyệt.
  • Bước 4: Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn nhẹ vào huyệt, kết hợp day ấn với lực tăng dần nếu cảm thấy thoải mái trong 1-3 phút.
  • Bước 5: Thực hiện bấm huyệt 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần tối đa 3 phút để đạt kết quả tốt nhất.

Lưu ý quan trọng:

  • Không bấm huyệt nếu vùng mặt có vết thương hở, viêm nhiễm, sưng tấy hoặc các dấu hiệu bất thường.
  • Tráng bấm quá mạnh, đặc biệt với phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc người có cơ địa yếu để không gây tổn thương.
  • Không thực hiện bấm huyệt khi cơ thể quá mệt mỏi, vừa ăn no hoặc sau khi sử dụng chất kích thích.

Xác định chính xác vị trí của huyệt Quyền Liêu trước khi tiến hành day ấn

Xác định chính xác vị trí của huyệt Quyền Liêu trước khi tiến hành day ấn

Bài viết trên là tổng hợp các thông tin chi tiết về huyệt Quyền Liêu. Fuji hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn trong việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp trị liệu liên quan đến huyệt đạo này.

Ngoài ra, để chăm sóc sức khỏe tổng thể, hãy tham khảo ngay các sản phẩm ghế massage toàn thân của Fuji chúng tôi. Sản phẩm giúp bạn tận hưởng liệu pháp massage chuyên nghiệp ngay tại nhà, giảm căng thẳng, đau nhức cơ bắp và cải thiện tuần hoàn máu một cách hiệu quả. Chúng tôi phân phối từ các dòng ghế massage giá rẻ đến ghế massage thương gia cao cấp, đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách hàng.

 >> Tìm hiểu thêm kiến thức về: Bấm huyệt là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách thực hiện

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Giải Khê: Vị trí, công dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Giải Khê: Vị trí, công dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Giải Khê, một huyệt vị quan trọng thuộc kinh Vị, được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến khớp cổ chân và một số rối ...
Huyệt Tý Nhu: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Tý Nhu: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Tý Nhu là một huyệt vị trọng yếu trên kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, đóng vai trò then chốt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng vai ...
Huyệt Thiên Trì: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thiên Trì: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thiên Trì là huyệt thứ nhất của kinh Tâm Bào và nằm ở vùng ngực, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng ngực, tim ...