Huyệt Mệnh Môn là huyệt gì? Vị trí và ứng dụng điều trị bệnh

Huyệt Mệnh Môn là huyệt gì? Vị trí và ứng dụng điều trị bệnh

Trong hệ thống huyệt đạo của y học cổ truyền, huyệt Mệnh Môn được xem là một trong những huyệt trọng yếu và được ví như “cánh cửa nguồn sống” của cơ thể. Bởi đây là nơi khởi phát nguyên khí và là trung tâm điều hòa chức năng của các tạng phủ. Cùng Fuji tìm hiểu chi tiết về vị trí, tác dụng và cách tác động huyệt Mệnh Môn đúng cách ngay trong bài viết dưới đây!

Huyệt Mệnh Môn là huyệt gì? Nằm ở vị trí nào?

Huyệt Mệnh Môn thuộc kinh nào? Huyệt Mệnh Môn hay còn gọi là huyệt Mệnh Môn Hỏa, Mạng Môn, Thuộc Lũy, Trúc Thượng, Linh Cung. Đây là huyệt thứ 4 của mạch Đốc và có nguồn gốc từ Giáp Ất Kinh. Tên gọi “Mệnh Môn” được giải nghĩa trong các sách y học cổ gồm “Mệnh” là sinh mệnh, “Môn” là cánh cửa, , hàm ý đây là cánh cửa của sự sống.

Về mặt giải phẫu, huyệt Mệnh Môn định vị tại vùng thắt lưng, trên đường giữa cột sống, ngay dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 (L2). Vị trí này tương ứng với mặt sau, đối diện với rốn ở mặt trước cơ thể. Vùng huyệt được chi phối bởi các nhánh thần kinh tủy sống thắt lưng và có liên quan chặt chẽ với các cấu trúc giải phẫu lân cận như hệ thống cân cơ vùng lưng, dây chằng gian gai, dây chằng vàng và ống sống. 

Theo y lý cổ truyền, huyệt Mệnh Môn còn có mối liên hệ chức năng sâu sắc với thận, bàng quang, cột sống và hệ sinh dục, thể hiện vai trò trung tâm trong duy trì sinh lực và sức khỏe tổng thể.

Cách xác định huyệt Mệnh Môn:

  • Yêu cầu người bệnh nằm sấp, thả lỏng cơ thể hoàn toàn để dễ dàng tiếp cận và định vị vùng thắt lưng.
  • Xác định đốt sống thắt lưng thứ 2 trên đường giữa cột sống. Cách đơn giản nhất là từ vị trí rốn ở mặt trước cơ thể, kẻ một đường ngang ra phía sau lưng đến cột sống. Huyệt Mệnh Môn nằm ngay tại điểm lõm dưới mỏm gai của đốt sống L2.
  • Khi ấn vào vị trí này, người bệnh thường cảm nhận được cảm giác căng tức nhẹ, đó là dấu hiệu xác định đúng huyệt.

Huyệt Mệnh Môn là j? Vị trí của huyệt ở đâu?

Huyệt Mệnh Môn là j? Vị trí của huyệt ở đâu?

Tác dụng của huyệt Mệnh Môn 

Được mệnh danh là một trong những huyệt vị "đa năng" và là nơi khởi nguồn của sức khỏe nguyên khí, huyệt Mệnh Môn mang lại khả năng điều trị và hỗ trợ nhiều bệnh lý phức tạp. Các ứng dụng điển hình bao gồm:

1. Cải thiện sức khỏe thận

Trong Đông y, thận được coi là gốc rễ của sinh lực và là nơi tàng trữ Tinh-Khí-Thần, 3  bảo vật nền tảng của sự sống. Huyệt Mệnh Môn chính là nguồn hỏa hay nơi hội tụ dương khí của kinh thận. Do đó, việc tác động vào huyệt này mang lại khả năng bổ thận dương, làm ấm nguyên khí. Nhờ vậy, nó giúp tăng cường sức mạnh cho cơ thể và cải thiện hiệu quả các bệnh lý phát sinh do thận khí hư yếu, điển hình như đau mỏi thắt lưng, mộng tinh, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, và các chứng hư hàn khác.

Tác dụng huyệt Mệnh Môn trong cải thiện sức khỏe thận

Tác dụng huyệt Mệnh Môn trong cải thiện sức khỏe thận

2. Tăng cường hệ miễn dịch

Huyệt Mệnh Môn được coi là một trọng huyệt trong việc củng cố chính khí và nâng cao khả năng tự phòng vệ của cơ thể. Khi huyệt này được kích thích đều đặn, dương khí được lưu thông mạnh mẽ, giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn và bền bỉ hơn trong việc chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài theo quan niệm Đông y như phong, hàn, thấp, nhiệt.

3. Hỗ trợ điều trị các bệnh do nhiễm lạnh

Khi phong hàn xâm nhập, theo Đông y, sẽ gây ra sự ứ trệ khí huyết, dẫn đến các triệu chứng như đau lưng, lạnh bụng, tiêu chảy và nhức mỏi xương khớp. Việc kích hoạt huyệt Mệnh Môn có tác dụng giải tỏa hàn khí, làm ấm nội tạng, từ đó giúp giảm đau thắt lưng và tình trạng co rút cơ do lạnh. Hơn nữa, những triệu chứng thường gặp của cảm lạnh như ho khan và sổ mũi cũng có thể được cải thiện đáng kể.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Tuy nằm ở vùng lưng, nhưng huyệt Mệnh Môn có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động tiêu hóa. Điều này là do huyệt có mối liên hệ mật thiết với hạ tiêu và chức năng của tỳ vị. Khi được tác động đúng cách, huyệt Mệnh Môn giúp làm ấm vùng bụng dưới, từ đó làm giảm hiệu quả các tình trạng như đầy bụng, khó tiêu và đặc biệt là tiêu chảy mạn tính do lạnh bụng.

Huyệt Mệnh Môn có tác dụng gì?

Huyệt Mệnh Môn có tác dụng gì?

5. Giảm đau lưng, thắt lưng

Với vị trí nằm tại trung tâm vùng thắt lưng, huyệt Mệnh Môn có vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến cột sống và vùng lưng. Việc kích thích huyệt này giúp giãn cơ cạnh cột sống, giảm áp lực lên các dây thần kinh tủy sống, đồng thời tăng cường tuần hoàn máu cục bộ. Nhờ vậy, huyệt Mệnh Môn hiệu quả trong việc giảm các chứng đau lưng, đau thắt lưng, đặc biệt là những trường hợp liên quan đến thận hư, phong hàn hoặc do tư thế sai lệch kéo dài.

6. Nâng cao sức khỏe sinh dục

Trong Đông y, huyệt Mệnh Môn nằm trên Đốc mạch, ở vị trí giữa hai huyệt Thận Du, khẳng định vai trò trung tâm của nó trong việc điều hòa chức năng sinh dục ở cả hai giới. Đối với nam giới, việc tác động vào huyệt này có tác dụng bổ thận dương, tráng dương cố tinh, từ đó cải thiện hiệu quả các tình trạng như liệt dương, di tinh và tăng cường sinh lực tổng thể. Với nữ giới, Mệnh Môn hỗ trợ điều hòa khí huyết, làm ấm tử cung, góp phần điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều và có thể tăng cường ham muốn sinh lý.

Cách tác động vào huyệt Mệnh Môn

Để tác động vào huyệt Mệnh Môn nhằm khai thông khí huyết và hỗ trợ điều trị đa dạng các chứng bệnh, có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, hai kỹ thuật phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả trong y học cổ truyền là châm cứu và bấm huyệt. Cụ thể:

1. Cách châm cứu huyệt Mệnh Môn

Châm cứu là liệu pháp sử dụng các kim châm chuyên dụng để tác động trực tiếp vào huyệt đạo. Mục đích của phương pháp này là kích thích lưu thông khí huyết, điều hòa âm dương và tăng cường chức năng của các tạng phủ. Đối với huyệt Mệnh Môn, châm cứu đặc biệt hiệu quả trong các chứng bệnh thuộc thể hư hàn, suy nhược cơ thể, yếu sinh lý, đau lưng mạn tính và đau thần kinh tọa.

Cách châm cứu huyệt Mệnh Môn:

  • Bước 1: Sát khuẩn đầy đủ các dụng cụ y tế cần thiết như kim châm vô trùng, cồn 70 độ, bông y tế.
  • Bước 2: Hướng dẫn người bệnh nằm sấp trong tư thế thả lỏng cơ thể. Tiến hành xác định chính xác vị trí huyệt Mệnh Môn tại điểm lõm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2, trên đường giữa cột sống. Dùng cồn 70 độ và bông y tế sát khuẩn kỹ lưỡng vùng da quanh huyệt.
  • Bước 3: Dùng cồn và bông y tế làm sạch vùng da quanh huyệt.
  • Bước 4: Châm kim hướng hơi chếch lên trên một góc khoảng 15 độ so với mặt da. Độ sâu châm kim lý tưởng là từ 0,5 đến 1 thốn.
  • Bước 5: Lưu kim trong huyệt từ 5-10 phút tùy vào mục đích trị liệu. Có thể kết hợp vê kim hoặc điện châm để gia tăng thêm tác dụng chữa bệnh.
  • Bước 6: Rút kim nhẹ nhàng, đặt bông y tế lên điểm châm để cầm máu nếu cần.

Lưu ý quan trọng:

  • Chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ Đông y, kỹ thuật viên đã qua đào tạo bài bản. Bởi đây là một trong 36 tử huyệt, chỉ cần sai lầm có thể gây tử vong ngay lập tức.
  • Tránh châm cứu lên vùng thắt lưng có vết thương hở, viêm nhiễm, người đang mệt mỏi, suy nhược.
  • Phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh tim, cao huyết áp tuyệt đối không châm cứu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ rồi đưa ra quyết định.
  • Không châm quá sâu và lưu kim quá lâu để tránh ảnh hưởng dây thần kinh tủy sống.
  • Sau châm cứu, tránh vận động mạnh và nghỉ ngơi hợp lý.

Châm cứu huyệt Mệnh Môn thật cẩn trọng với từng thao tác

Châm cứu huyệt Mệnh Môn thật cẩn trọng với từng thao tác

2. Cách bấm huyệt Mệnh Môn

Bấm huyệt Mệnh Môn là kỹ thuật trị liệu trong Y học cổ truyền, sử dụng áp lực từ ngón tay, tác động trực tiếp lên huyệt vị. Mục đích là để kích thích sự lưu thông khí huyết, giảm đau và hỗ trợ cải thiện các chức năng sinh lý của cơ thể.

Cách bấm huyệt với kỹ thuật chuẩn:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt Mệnh Môn theo hướng dẫn chi tiết của Fuji phần đầu bài.
  • Bước 2: Sử dụng ngón cái để ấn mạnh vào huyệt vị. Sau đó, kết hợp day tròn theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 đến 2 phút. Lặp lại quy trình này 2 đến 3 lần sau đó nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bước 3: Thực hiện 2-3 lần/ngày, tối đa 5 phút để duy trì hiệu quả.

Lưu ý quan trọng:

  • Tránh bấm nếu vùng thắt lưng có vết thương, viêm hoặc sưng tấy.
  • Những người có chấn thương cột sống, vùng xương thắt lưng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tác động.
  • Xác định chính xác vị trí huyệt là điều tiên quyết cũng như quan trọng nhất để đảm bảo tác dụng trị bệnh cũng như sự an toàn vì đây là tử huyệt. Do đó, bạn nên tham khảo video, hình ảnh huyệt Mệnh Môn hoặc xin hướng dẫn từ bác sĩ trước khi tự thực hiện tại nhà cho người thân.
  • Kiên trì và thực hiện bấm huyệt đều đặn từ 1-3 lần/ngày, đều đặn mỗi ngày để có được kết quả như mong muốn, không nên nóng vội.

Bên cạnh đó, để chăm sóc sức khỏe toàn diện và tiện lợi hơn, bạn có thể cân nhắc các dòng sản phẩm ghế massage toàn thân của chúng tôi. Chúng tôi cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau, từ ghế massage giá rẻ đến ghế massage thương gia cao cấp, đáp ứng mọi nhu cầu và ngân sách của khách hàng.

Bấm huyệt Mệnh Môn giảm nhanh cơn đau lưng, thận

Bấm huyệt Mệnh Môn giảm nhanh cơn đau lưng, thận

Trên đây là toàn bộ các thông tin về huyệt Mệnh Môn, từ vị trí, tác dụng đến hướng dẫn cách tác động đúng cách vào huyệt. Fuji hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của huyệt Mệnh Môn trong trị liệu và có thể áp dụng một cách hiệu quả, an toàn.

>> Tìm hiểu thêm kiến thức về: Bấm huyệt là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách thực hiện

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Huyệt Giải Khê: Vị trí, công dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Giải Khê: Vị trí, công dụng và cách châm cứu bấm huyệt

Huyệt Giải Khê, một huyệt vị quan trọng thuộc kinh Vị, được ứng dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến khớp cổ chân và một số rối ...
Huyệt Tý Nhu: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Tý Nhu: Vị trí, công dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Tý Nhu là một huyệt vị trọng yếu trên kinh Thủ Dương Minh Đại Trường, đóng vai trò then chốt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng vai ...
Huyệt Thiên Trì: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thiên Trì: Vị trí, tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt

Huyệt Thiên Trì là huyệt thứ nhất của kinh Tâm Bào và nằm ở vùng ngực, được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng ngực, tim ...